Giặt quần áo liên quan gì đến ô nhiễm đại dương?
Hàng tỷ phân tử chất dẻo bị thải ra khi con người giặt những loại quần áo bằng sợi tổng hợp (như nylon, polyester hay acrylic) đang góp phần gây ô nhiễm đại dương. Sự thực này được rút ra từ một nghiên cứu nghiêm túc đăng trên Tạp chí Environmental Science and Technology.
>>> Giặt quần áo bằng cách phơi nắng
Nghiên cứu cho biết, các phân tử chất dẻo có trong quần áo sau khi giặt được đổ ra biển theo dòng nước thải sẽ tích lũy dần trong cơ thể các loài sinh vật biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các loài bị nhiễm và cả con người khi tiêu thụ chúng.
Ô nhiễm do phân tử chất dẻo diễn ra ở khắp mọi nơi
Các chuyên gia xác định, nguồn ô nhiễm phân tử chất dẻo chủ yếu xuất phát từ hoạt động giặt giũ các loại quần áo bằng sợi tổng hợp chứ không phải từ sự cố gãy, vỡ các vật dụng bằng nhựa hay hoạt động lau chùi, tẩy rửa các vật dụng khác như những giả thuyết trước đây.
Đáng nói hơn, ô nhiễm do phân tử chất dẻo diễn ra ở khắp mọi nơi. Sau khi tiến hành khảo sát 18 bờ biển khắp 6 châu lục, nhóm nghiên cứu kết luận ô nhiễm nặng nề nhất rơi vào các bờ biển gần khu vực đô thị.
Khi những phân tử chất dẻo thâm nhập vào cơ thể động vật, chúng sẽ nhanh chóng di chuyển từ dạ dày tới hệ thống tuần hoàn, rồi tích tụ dần trong các tế bào, gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật biển. Dân số tiếp tục gia tăng, việc sử dụng những loại vải sợi tổng hợp cũng tăng lên thì ô nhiễm môi trường do các phân tử chất dẻo chắc chắn sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
