Giấy in có thể xóa đi viết lại nhiều lần
Các nhà khoa học Mỹ chế tạo thành công loại giấy in có thể xóa đi rồi viết lại hơn 20 lần trước khi vứt bỏ, giải quyết vấn đề lãng phí giấy của con người.
Theo IB Times, loại giấy đặc biệt trên là sản phẩm của nhóm chuyên gia thuộc Đại học California Riverside. Chất liệu tạo nên giấy là màng thủy tinh hoặc nhựa dẻo, kèm theo thuốc nhuộm oxy hóa khử đóng vai trò như "mực viết".
Loại giấy mới làm từ thuốc nhuộm oxy hóa khử và màng nhựa hoặc thủy tinh. (Ảnh: Yin Lab, UC Riverside)
Giấy có các màu cơ bản như đỏ và xanh. Màu sắc được tạo ra bằng cách sử dụng thuốc nhuộm oxy hóa khử (xanh methylene, màu đỏ trung tính, màu xanh lá cây axit). Thuốc nhuộm chứa tinh thể nao titania đóng vai trò chất xúc tác và xenlulo hydro (HCE).
Khi muốn in văn bản, các nhà nghiên cứu đặt đoạn văn bản cần in lên một màng nhựa dẻo, sử dụng ánh sáng cực tím khiến thuốc nhuộm trở nên vô hình, trừ phần chữ cần in. Chữ viết được xóa bằng cách làm nóng giấy đến nhiệt độ 115 độ C. Lúc này, thuốc nhuộm từ trạng thái không màu sẽ trở thành có màu như ban đầu, trong thời gian chưa đầy 10 phút.
"Các ký tự in luôn rõ ràng với độ phân giải cao trong khoảng ngày, một thời gian đủ dài cho các ứng dụng thực tế như đọc báo. Loại giấy này đơn giản và dễ thực hiện, có chi phí sản xuất thấp, ít độc hại và không tiêu tốn nhiều năng lượng", Yadong Yin, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.
Các nhà khoa học đang tiếp tục phát triển công nghệ này để nâng chu kỳ in và xóa lên khoảng 100 lần, đồng thời kéo dài thời gian đọc để mở rộng tiềm năng ứng dụng.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Robot cứu hộ hình người của NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới giới thiệu một loại robot mới, có khả năng đứng bằng hai chân như người và được sử dụng để hỗ trợ cho các công việc cứu hộ.

Kenguru – chiếc xe sinh ra cho người khuyết tật, chỉ có một cửa duy nhất nhưng cực tiện cho người đi xe lăn
Hãng Community Cars ở bang Texas (Mỹ) đã sáng chế ra một loại ô tô điện mang tên Kenguru, dành cho người khuyết tật phải ngồi xe lăn.
