Gien Ả Rập trong ngôi mộ Đan Mạch thời Đồ Sắt

Một người Đan Mạch cổ có nhóm gien Ả Rập – một phần trong công trình nghiên cứu ADN - cho thấy những người Scandinavi cách đây 2000 năm đa dạng về mặt di truyền hơn ngày nay.

Các nhà nghiên cứu cho biết người đàn ông thời kỳ Đồ Sắt này có lẽ là một người lính đóng ở biên giới phía bắc của Đế chế La Mã hoặc thuộc dòng dõi của những nô lệ nữ bị đưa từ Trung Đông sang. Đế chế La Mã thời ấy trải dài tận Trung Đông, trong khi các quân đoàn La Mã trú đóng xa nhất về phía bắc đến con sông Elbe, miền bắc nước Đức.

Công trình phân tích 18 xác được bảo quản tốt trong hai nghĩa trang có niên đại từ năm đầu tiên đến năm 400 sau Công nguyên, phía đông Đan Mạch. Những vùng này được khai quật lần đầu cách đây khoảng 20 năm. ADN ti lạp thể, dữ liệu di truyền bên họ mẹ của một cá nhân, được trích từ răng do nhóm khoa học của Linea Melchior, Viện Y học pháp y, ĐH Copenhagen, tiến hành.

Theo Melchior, một hài cốt có loại dấu hiệu ADN – được biết dưới tên haplogroup – liên hệ chặt chẽ với bán đảo Ả Rập. “Nó đặc biệt xuất hiện trong các bộ lạc Bedouin, nhưng nó cũng được phát hiện ở miền nam châu Âu.”

Gien Ả Rập trong ngôi mộ Đan Mạch thời Đồ Sắt

Các nhà khoa học cho biết hộp sọ phụ nữ với chiếc cặp tóc này được phát hiện trong một nghĩa trang cổ ở Skovgaarde, Đan Mạch, nơi mà những hài cốt 2000 năm tuổi giữ dấu hiệu di truyền cũng có ở người Scandinavi ngày nay. (Ảnh: P. Ethelberg/ Bảo tàng Sydsjllands)
Trong khi đó phân tích ADN của một sọ khác (chưa có ảnh) từ nghĩa trang ở Bøgebjerggård gần đó, lại phát hiện ra dấu hiệu gien Ả Rập.
Những phát hiện này cho thấy đa dạng gien Đan Mạch cổ có thể cao hơn so với ngày nay đối với một số thành phần xã hội, nhưng không phải tất cả.
Cả hai nghĩa trang này đều ở phía nam đảo Sjælland (Zealand).



Ngôi mộ thời Đồ Sắt

Bộ hài cốt thuộc Bøgebjerggård, một vùng Đồ Sắt nằm ở miền nam đảo Sjælland (Zealand). Các xác này có thể là những nông dân nghèo.

Những nhóm haplogroup bất thường khác cũng được nhận diện, bao gồm một người tiêu biểu cho dòng dõi châu Âu tiền sử mà chỉ chiếm 2% người Đan Mạch ngày nay. “Có thể là một trong những nhóm Nordic cổ bị thoái hóa bởi người di cư từ Scandinavi và Đức sau này.”

Ngược lại, nghĩa trang còn lại, ở cùng Skovgaarde gần đó, chứa các xác có dấu hiệu di truyền phổ biến đối với người Scandinavi hiện đại. “Họ là nhóm Nordic điển hình và sự đa dạng thì thấp hơn.”

Nhóm này đa phần là phụ nữ và được phân biệt bằng các đồ an táng đắt tiền, bao gồm nhẫn, dây chuyền và cặp tóc được gia công đẹp đẽ. “Bạn có thể thấy họ được phục trang rất đẹp với những đồ trang sức lộng lẫy trước khi chôn cất.”

Các ngôi mộ ở Skovgaarde được cho là biểu hiện của tầng lớp quý tộc – những người mà các nhà khoa học cho rằng đến từ một nơi khác thuộc Scandinavi.

Những phát hiện được xuất bản tháng 11 trong tờ American Journal of Physical Anthropology, và là một phần của một công trình lớn hơn cho rằng cư dân tổ tiên của người Đan Mạch đa dạng di truyền hơn ngày nay.

Phát hiện ADN

Người ta đã thu được kết quả ADN đáng tin cậy của 56 cá nhân từ cuối thời Đồ Đá đến thời Trung cổ.

Melchior cho biết “Ở tất cả những vùng mà chúng tôi khảo sát tại Đan Mạch chúng tôi phát hiện ra những nhóm di truyền hiếm có và những nhóm không phổ biến hoặc không tồn tại ở châu Âu ngày nay. Khi chúng tôi nghiên cứu ngược lại quá khứ, chúng tôi phát hiện sự đa dạng cao hơn nhiều. Đáng ngạc nhiên là đa dạng thấp nhất được phát hiện thuộc những người Đan Mạch ngày nay.”

Một giải thích khả dĩ do nhóm đặt ra là một số nhóm dễ bị tấn công bởi các đợt dịch hạch hơn những nhóm khác, đáng chú ý nhất là Cái chết đen. Chỉ riêng mình nó đã quét sạch 1/3 dân số châu Âu giữa năm 1347 và 1351. Giả thuyết tương tự cũng được một công trình nghiên cứu khác đặt ra, công trình cũng ghi lại sự mất mát đa dạng di truyền tương tự đối với người Anh.

Các nhà nghiên cứu, bao gồm Rus Hoelzel, Trường khoa học sinh học và sinh-y học thuộc ĐH Durham, Anh quốc, phát hiện rằng trong suốt thời Trung cổ, một nhóm haplogroup đặc biệt ở Anh lan rộng hơn. Điều này có thể phản ánh sự thật rằng những gia đình chia sẻ cùng các nhóm gien nhất định sống sót qua dịch bệnh hơn những nhóm khác.

Hoelzel cho biết “Dịch bệnh xét về mặt thời điểm, dường như là một ứng cử viên thuyết phục, mặc dù nó không phải là nguyên do duy nhất.” 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News