Giết cá heo làm mồi săn cá mập
Sau những cuộc điều tra bí mật, Cơ quan sinh thái có trụ sở tại London đã phát hành những tập tài liệu về hiện trạng “giết mổ cá heo hàng loạt, làm mồi săn cá mập” đang diễn ra với cường độ đỉnh điểm tại khu vực ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương, Peru.
Dù các cơ quan lập pháp Peru đã quy định luật cấm giết cá heo năm 1996, tuy nhiên theo ông Stefan Austermuhle, giám đốc điều hành công tác bảo tồn động vật cho biết, hiện trạng giết cá heo ngày càng tăng, thậm chí lên đến cực điểm. Theo ước tính, có hơn 10.000 cá heo bị giết mỗi năm tại vùng biển Peru.
Chú cá heo bị chết trôi dạt vào bờ biển của nước Peru - (Ảnh: CNN)
Đặc biệt, trong những năm gần đây, sự bùng nổ về nhu cầu tiêu thụ thịt cá mập tăng cao ở Peru, vây của chúng được xuất khẩu sang Viễn Đông để làm súp. Đó cũng là nguyên nhân chính cho việc giết hại cá heo, làm mồi cá mập ngày càng tăng. Và không chỉ xảy ra tại khu vực ngoài khơi đất nước Peru, nó hiện là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm tại hầu hết các đại dương trên thế giới.
Một thuyền trưởng tàu đánh cá cho biết, tất cả các tàu đều trang bị lao móc, nhằm mục đích săn từ một đến ba con cá heo cho mỗi chuyến đi. Ông cho biết, việc thực thi lệnh cấm săn động vật có vú, đặc biệt cá heo rất khó, vì chi phí mồi câu cá ở Peru ngày càng tăng.
Ban đầu, các cơ quan chức năng tại Peru cho biết, nạn cá heo chết hàng loạt đang lan rộng trong phạm vi lớn do bởi một loại virus, nhưng thật khó để kiểm soát và xác minh điều đó. Và hiện chính phủ nước này vẫn chưa có câu trả lời chính thức nào cho giới truyền thông.
Tuy nhiên, Chính phủ Peru hứa sẽ điều tra về vấn đề chi phí mồi câu, đồng thời đang xem xét lệnh cấm săn cá mập để ngăn ngừa sử dụng cá heo làm mồi câu. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, không lối thoái, cá heo sẽ sớm bị đưa ra khỏi hệ sinh thái, tuyệt chủng và đó là một tin xấu đối với đại dương.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.
