Giờ GMT có thể bị thay thế
Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đang họp tại Anh để xem xét khả năng thay thế giờ GMT bằng cách tính thời gian khác.
Khoảng 50 chuyên gia thảo luận về đề xuất thay giờ GMT (viết tắt của Greenwich Mean Time, nghĩa là “Giờ trung bình tại Greenwich”) trong hai ngày 3 và 4/11 tại một ngôi nhà ở phía tây bắc thành phố London dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Hoàng gia Anh, một tổ chức khoa học uy tín trên thế giới, AFP đưa tin.
Cơ quan Khối lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM) tại Pháp đề xuất thay giờ GMT bằng một cách tính thời gian mới dựa trên chuyển động xoay của địa cầu và đồng hồ nguyên tử.
Đài thiên văn Hoàng gia tại quận Greenwich, thành phố London.
Giờ GMT là giờ mặt trời tại Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich của Anh. Theo quy ước, đài thiên văn này nằm trên kinh tuyến số 0 hay còn gọi là kinh tuyến gốc. Hơn 120 năm qua giờ GMT là chuẩn quốc tế về cách đo thời gian.
Trên lý thuyết, vào giữa trưa theo giờ GMT, nếu quan sát từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, chúng ta sẽ thấy mặt trời nằm ở đường kinh tuyến gốc.
Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) sẽ nhóm họp tại thành phố Geneva, thủ đô của Thụy Sĩ, vào tháng 1/2012 để bỏ phiếu về việc bỏ giờ GMT, bất chấp sự phản đối từ Anh.
Bộ trưởng Khoa học Anh, ông David Willetts, phản đối đề xuất thay giờ GMT. Ông cho rằng đây không chỉ là một tranh cãi khoa học, mà còn động chạm tới lòng tự hào dân tộc.
"Quan điểm của nước Anh là chúng ta nên giữ nguyên cách tính giờ dựa theo chuyển động xoay của trái đất, chứ không phải theo các đồng hồ nguyên tử", ông Willets phát biểu.
Giới quan sát nhận định lòng tự hào dân tộc của người Anh có thể bị tổn thương nếu giờ GMT trở thành một phần của lịch sử.
“Chúng tôi hiểu rằng nước Anh sẽ cảm thấy mất mát nếu giờ GMT bị thay thế”, bà Elisa Felicitas Arias, giám đốc phòng Thời gian thuộc Cơ quan Khối lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM) tại Pháp. BIPM đã đề xuất thay thế giờ GMT.
Trung Quốc cũng phản đối việc thay giờ GMT do giới thiên văn Trung Quốc muốn tính thời gian theo chuyển động xoay của trái đất.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
