Gió mặt trời làm tê liệt liên lạc nam Trung Quốc

Hôm qua, liên lạc bằng radio ở miền nam Trung Quốc rơi vào tình trạng tê liệt bởi cơn gió mặt trời mạnh nhất trong 4 năm qua.


Luồng hạt mang điện tích phun ra từ vùng thượng quyển của mặt trời.
(Ảnh: treehugger.com)

BBC đưa tin tàu vũ trụ Solar Dynamics Observatory của Mỹ phát hiện một bức xạ cực tím rất mạnh từ một điểm tối trên mặt trời lúc 1h56 GMT hôm 15/2. Ngay trong hôm đó, luồng hạt mang điện tích khổng lồ từ mặt trời làm tê liệt hoạt động liên lạc bằng sóng radio ở miền nam Trung Quốc, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc thông báo.

Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), luồng gió mặt trời vừa đổ bộ xuống trái đất thuộc cấp độ X2,2 – mức cao nhất trong vòng 4 năm gần đây.

X là cấp độ mạnh nhất của gió mặt trời. Ở cấp độ X, gió mặt trời có thể gây mất tín hiệu radio và tạo nên những trận bão từ kéo dài, làm tê liệt các mạng viễn thông, lưới điện và vệ tinh nhân tạo”, NASA thông báo.

Gió mặt trời là luồng hạt mang điện tích được giải phóng từ vùng thượng quyển của mặt trời. Chúng mang các hạt electron và proton với mức năng lượng cao. Gió mặt trời được phân loại theo các cấp A, B, C, M và X. Mỗi cấp phía sau có cường độ tối đa gấp 10 lần cấp trước nó.

Trước khi phun cực mạnh hôm 15/2, mặt trời phun ra những luồng hạt cấp độ M và C. Luồng hạt mang điện tích từ mặt trời đang bay về phía trái đất với vận tốc lên tới 900 km mỗi giây.

Một trận bão từ do mặt trời gây nên năm 1973 gây mất điện trên diện rộng tại tỉnh Quebec, Canada khiến 6 triệu người chịu ảnh hưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News