"Giờ vàng" của muôn loài
Ai có thể biết chắc được điều gì đang làm cho những người này cười vui vẻ như vậy, nhưng hiếm người có thể không đồng ý rằng cười thường xuyên giúp người ta thấy dễ chịu.
Giờ vàng của mọi người. (Ảnh minh hoạ).
Khỉ, chó và cá đều biết hưởng thụ cuộc sống, đó là lời của Jonathan Balcombe, một nhà nghiên cứu ở Ủy ban Y sĩ cho Dược phẩm Đáng tin cậy (Physicians Committee for Responsible Medicine), đóng tại Washington, D.C.
Bạn tốt nhất của con người lúc nào cũng đầy cảm xúc
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chó rất nhiều cảm xúc. “Những người nuôi chó đều hiểu điều đó khi nhìn cách chúng cử động, cách vẫy đuôi và biểu cảm trên mặt cũng như tiếng sủa. Chúng ta có thể phân biệt được chó đang cảm thấy gì – chúng buồn hay vui, hào hứng hay chán nản hay thấy có lỗi,” Balcombe nói. Ngay cả những người chưa từng nuôi chó cũng có thể đọc được thái độ của chúng, ông này nói thêm. “Chúng ta chỉ có thể tưởng tượng xem chó hiểu nhau ra sao, nhưng chúng hiểu lẫn nhau, ý tôi là khi ở cạnh nhau (nhờ có khướu giác cực nhạy chẳng hạn), chúng thu được nhiều thông tin hơn chúng ta".
Nhịp tim của ngựa hạ khi được chải lông
Để tìm bằng chứng sinh học chứng minh động vật có thể cảm nhận niềm vui, hãy nhìn loài ngựa. Balcombe nhấn mạnh rằng các nghiên cứu đã phát hiện rằng, chẳng hạn, tim ngựa đập chậm hơn khi chúng được chải và lau khô lông cổ, bờm. Sự giảm nhịp tim "được cho là phản ứng khi cảm thấy dễ chịu và thư giãn", ông nói. Trong ảnh này là Mike Polder đang âu yếm ngựa Rowdy vừa mới hồi phục sau khi nhiễm virus Tây sông Nile.
Chuột thích được cù
Khi lũ chuột con – loài gặm nhấm mà con người vốn rất căm ghét – chạy quanh, vật lộn với nhau thì chúng thực ra đang cù nhau, theo như kết quả một nghiên cứu do Jaak Panskeep dẫn đầu, tại Đại học bang Washington. Hóa ra lũ chuột rất thích được cù. Nghiên cứu này, theo như Balcombe, cho thấy những con chuột thường được cù vào hông sẽ chạy tới tay nhà nghiên cứu nhanh hơn nhiều so với những con chỉ được cù vào cổ.
Khỉ thích được âu yếm
Các nhà quan sát khẳng định rằng khỉ thích được âu yếm, như ví dụ trong tấm ảnh trên, và thích đưa ra thông điệp. Balcombe nói rằng những cử chỉ này làm cho nồng độ hóa học và lượng hormone trong máu khỉ thay đổi theo hướng "giống như có thể thấy ở chính chúng ta khi chúng ta được vuốt ve". Các phát hiện về hóa sinh, ông nói thêm, là một cánh cửa khác dẫn tới hiểu biết về cách động vật tận hưởng niềm vui.
Hành vi tính dục không phải chỉ vì mục đích duy trì nòi giống
Như con người đã biết, hành vi tính dục không phải lúc nào cũng để sinh con đẻ cái. Vương quốc loài vật có đầy những ví dụ về các loài vật như vậy, Balcombe nói. Với loài hươu cao cổ thì hành vi tính dục đồng giới phổ biến hơn tính dục khác giới. Và ngày cả khi chuyện này [giao phối] nhằm duy trì nòi giống, Balcomebe nói, thì hầu hết các loài vật có lẽ vẫn không đồng nhất việc đi tìm khoái cảm với chuyện sinh con đẻ cái.
Cá thích được “cọ rửa”
Nghiên cứu của Balcombe về khoái cảm ở loài vật phần nào lại chống lại thiên hướng phân tích các hành vi của động vật dựa trên những thuật ngữ tiến hóa phức tạp. Ví dụ, mối quan hệ giữa con cá “dọn bể” và các “khách hàng” của nó thường được mô tả là “hai bên cùng có lợi”. Con cá “dọn bể” tìm được thức ăn là những ký sinh trùng sống trên thân con cá chủ, còn con cá chủ thì được cọ rửa. “Nhưng tôi cho rằng lý do con cá chủ cho phép [việc “kỳ cọ”] là vì chúng thấy thích. Tôi không nghĩ là lũ cá chủ lại nhận ra bất kỳ lợi ích nào về sức khỏe,” ông nói. “Cho nên tôi nghĩ chính khoái cảm là động lực thúc đẩy mối quan hệ này".
Chồn đuổi bắt nhau để đùa vui
Hai chú chồn trong ảnh này đang đuổi nhau vòng quanh thân cây để đùa vui, theo lời Balcombe. Dù hành vi chơi đùa có cơ sở từ quá trình tiến hóa, chẳng từ việc học cách lẩn trốn kẻ thù hay vờn con mồi, Balcombe tranh luận trong một bài viết gần đây trên tạp chí Applied Animal Behavior Science (Khoa học Hành vi Động vật Thực hành) rằng động vật “không chơi đùa một cách có ý thức vì lý do cốt yếu: chúng chơi đùa vì chúng thấy vui".
Đừng tin vẻ mặt của cá heo
Con cá heo mũi to này có vui khi ở bên đứa con mới sinh của nó không? Mặc dù đã có rất nhiều tác phẩm viễn tưởng về trí thông minh của cá heo và hiếm ai nghi ngờ cá heo có thể cảm nhận niềm vui nhưng Balcombe nói rằng vẻ mặt của loài này không biểu hiện nhiều cảm xúc bên trong. Ông nói rằng cá heo có các biểu cảm ít thay đổi. "Điều quan trọng khi tìm hiểu cảm xúc của động vật là hiểu loài vật ấy, hiểu đặc tính sinh học của chúng và hiểu chúng sống ra sao", ông nói.