Giới khảo cổ khẳng định mộ Tào Tháo là thật
Hơn 120 nhà khảo cổ học hàng đầu tại Trung Quốc hôm qua khẳng định ngôi mộ ở huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, đúng là nơi yên nghỉ của Tào Tháo, nhà chính trị và quân sự lừng danh thời Tam Quốc.
>>> “Mộ Tào Tháo” không phải là mộ Tào Tháo?
>>> Mộ Tào Tháo bị nghi là của cháu ông
Xinhua cho biết, các nhà khảo cổ đưa ra đánh giá của họ về ngôi mộ tại Hà Nam bên lề một hội thảo quốc tế về khảo cổ do Viện Khảo cổ Trung Quốc và Cơ quan quản lý di sản văn hóa tỉnh Hà Nam tổ chức vào ngày 19/9.
Quang cảnh khai quật mộ được cho là thuộc về Tào Tháo tại tỉnh Hà Nam vào ngày 30/12/2009. (Ảnh: whatsonxiamen.com).
"Sau khi thảo luận về những hiện vật được tìm thấy trong ngôi mộ, chúng tôi đều nhất trí với kết luận rằng ngôi mộ thuộc về Tào Tháo", Bai Yunxiang, phó giám đốc Viện Khảo cổ Trung Quốc, phát biểu trong hội thảo.
Ong Bai cùng khoảng 120 nhà khảo cổ đã nghiên cứu ngôi mộ tại làng Tây Cao Huyệt, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, vào ngày 18/9.
"Vị trí ngôi mộ không hề mâu thuẫn với thông tin trong các tài liệu lịch sử", Han Lisen, giám đốc Viện Khảo cổ tỉnh Hà Bắc, phát biểu.
Jiao Nanfeng, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ tỉnh Thiểm Tây, cho rằng mặc dù các nhà khảo cổ không tìm thấy bất kỳ văn tự nào trong mộ, song vẫn có nhiều hiện vật khác cho thấy nó thuộc về Tào Tháo.
Nhiều nhà khảo cổ khác nói kiểu dáng và kỹ thuật chế tác đồ sứ và các hiện vật bằng đá trong mộ cho thấy vị thế xã hội cao quý của người trong mộ. Đó là Ngụy Vương Tào Tháo.
Tào Tháo, người lập nên một trong ba nước trong thời Tam Quốc (220-280) ở Trung Quốc, được mô tả là một nhà quân phiệt tàn bạo song cũng là nhà chính trị và quân sự lỗi lạc.
Cục Di sản văn hóa Trung Quốc tuyên bố mộ Tào Tháo là một trong 10 phát hiện khảo cổ nổi bật trong năm 2009. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn tỏ ra hoài nghi về danh tính của người được chôn trong mộ. Chẳng hạn, Tào Tháo thường được biết đến với các tên gọi Ngụy vương hoặc Vũ Vương, tuy nhiên trên các bia đá trong ngôi mộ cổ được khai quật tại Hà Nam lại khắc chữ "Ngụy Vũ Vương".
Chủ nhiệm Ủy ban giám định thư họa Tô Châu Lý Lộ Bình nhận định rằng hình dáng cũng như cách viết của ba chữ Ngụy Vũ Vương trên các bia đá khai quật được tại mộ Tào Tháo giống hệt những chữ viết tại một ngôi mộ cổ tìm thấy năm 1998 tại An Dương, Hà Nam. Do đó, đây có thể là những tác phẩm ngụy tạo do cùng một người làm ra.
"Ngôi mộ bị xâm nhập trước khi các nhà khảo cổ khai quật nó. Như vậy rất có thể những chứng cứ đã được sắp đặt. Ngoài ra các báo còn nói rằng những bài vị liên quan tới Tào Tháo được thu từ bọn trộm", Ma Weidu, một nhà sưu tầm cổ vật nổi tiếng tại Trung Quốc, nhận xét.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
