Giông lốc là gì? Giông lốc được hình thành như thế nào?

Giông lốc hình thành do hiện tượng đối lưu rất mạnh trong không khí gây ra, có thể đi kèm sấm chớp hoặc lốc xoáy, mưa đá, với gió giật từ 92km/h trở lên.

Theo NSSL, văn phòng nghiên cứu giông lốc thuộc Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), giông là hiện tượng mưa to kèm sấm chớp, do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra.

Giông lốc là gì? Giông lốc được hình thành như thế nào?
Giông là hiện tượng mưa to kèm sấm chớp, do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra.

Đối lưu hình thành khi mặt đất nóng lên do hấp thu nhiều bức xạ Mặt Trời làm các luồng không khí nóng ẩm bốc lên cao, giao với luồng không khí có nhiệt độ thấp hơn tràn xuống phía dưới.

Một cơn giông trải qua ba giai đoạn là khởi phát, chín muồi và suy tàn. Ở giai đoạn khởi phát, hiện tượng đối lưu tạo nên những đám mây tích, trông như những cột tháp cuộn lên trên, có thể không mưa và đi kèm sét. Ở giai đoạn chín muồi, mây tích tiếp tục phát triển, xuất hiện cột tháp đẩy không khí xuống dưới, mưa bắt đầu rơi. Giai đoạn này có thể xuất hiện mưa đá, mưa rào, thường có sấm sét, gió mạnh và lốc xoáy. Cuối cùng, ở giai đoạn suy tàn, hơi nước trong các cụm mây vơi dần, mưa nhẹ hạt hơn, nhưng vẫn có thể có sét.

Giông lốc là gì? Giông lốc được hình thành như thế nào?
Các giai đoạn hình thành cơn giông. (Đồ họa: NSSL).

Một cơn "siêu giông" là khi nó xảy ra đi kèm mưa đá, hoặc gió giật với vận tốc 92km/h hay lốc xoáy. Trên thế giới, ước tính có khoảng 16 triệu cơn giông lốc mỗi năm. Lúc nào cũng có khoảng 2.000 cơn giông đang hình thành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 09/05/2017
Sau Nghệ An, hào quang kỳ lạ lại xuất hiện trên bầu trời Huế

Sau Nghệ An, hào quang kỳ lạ lại xuất hiện trên bầu trời Huế

Nhiều người dân ở Huế đang rất tò mò và ngạc nhiên trước sự xuất hiện của một vòng hào quang kỳ lạ bao quanh Mặt trời.

Đăng ngày: 09/05/2017
“Há hốc mồm” với hiện tượng “Mặt trời lạ” ở Nghệ An

“Há hốc mồm” với hiện tượng “Mặt trời lạ” ở Nghệ An

Khu vực "mặt trời lạ" được nhìn thấy rõ nhất là tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Đăng ngày: 09/05/2017
Quầng mặt trời là gì?

Quầng mặt trời là gì?

Vầng sáng lớn bao quanh Mặt trời không phải là cầu vồng tròn. Nó đơn thuần là kết quả của một hiện tượng quang học phổ biến trong tự nhiên: khúc xạ ánh sáng.

Đăng ngày: 09/05/2017
Tại sao xung quanh Mặt trời và Mặt trăng xuất hiện vầng hào quang?

Tại sao xung quanh Mặt trời và Mặt trăng xuất hiện vầng hào quang?

Đôi khi chúng ta sẽ phát hiện trên bầu trời giăng đầy những đám mây xám bạc, khi ánh sáng Mặt trời hay Mặt trăng chiếu lên mây, xung quanh sẽ được viền một vầng hào quang mờ mờ màu bạc. Vầng hào quang xung quanh Mặt trời không những chỉ có màu bạc, mà

Đăng ngày: 09/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News