Giông túi khinh công trên nước
Các nhà khoa học của trang National Geographic quay được cảnh tượng một con giông túi ở khu vực Trung Mỹ chạy trên mặt nước như trên cạn.
Đoạn phim - được quay bằng camera độ phân giải cao với tốc độ 2.000 khung hình/giây - cho thấy một con giông túi kẻ sọc (Basiliscus vittatus) chạy băng qua một hồ nhỏ ở Belize khi nhìn thấy rắn.
Giông túi kẻ sọc (còn gọi là giông túi nâu) là loài thằn lằn có mào trên đầu, lưng và dọc theo đuôi. Với khả năng chạy bằng hai chân sau, chúng sống dọc theo các bờ của các dòng sông chảy qua rừng nhiệt đới. Thức ăn chính của giông túi kẻ sọc là côn trùng nhỏ trong các tầng lá. Chúng phân bố ở Panama, Costa Rica, Belize, phía tây bắc Colombia và Mỹ. Giông túi kẻ sọc cần tắm nắng mỗi ngày và thói quen đó khiến chúng dễ trở thành mồi ngon cho động vật săn mồi như rắn, mèo rừng hoặc chim. Vì thế mà trong quá trình tiến hóa chúng đã phát triển khả năng chạy trên nước.
Nhờ camera tốc độ cao mà các chuyên gia khám phá được cách mà giông túi kẻ sọc "khinh công" trên nước.
Theo các nhà khoa học, hai bàn chân sau của giông túi kẻ sọc khá rộng và có màng giữa các ngón. Vì thế mà khi chạy trên mặt hồ, lực đè của bàn chân luôn nhỏ hơn lực căng bề mặt của nước nên chúng không chìm.
"Nhờ màng ở chân mà giông túi có thể tạo ra một bong bóng mỗi khi chân chúng đạp nhanh trên nước. Sau đó chúng nhấc chân lên trước khi bong bóng vỡ tan. Chúng chỉ có thể chạy với tốc độ đó, bởi nếu chạy chậm hơn thì chúng không thể duy trì tư thế thẳng đứng. Khi đó chúng sẽ chim xuống nước và phải bơi", Simon Blakeney, một nhà sản xuất của chương trình BBC Wildlife, giải thích.
Trước đây các nhà khoa học từng chứng minh rằng giông túi có khả năng tạo ra lực hai bên rất lớn trong khi chạy. Nhờ đó mà cơ thể chúng duy trì được tư thế thẳng đứng.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.
Đăng ngày: 20/04/2025

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.
Đăng ngày: 18/04/2025

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.
Đăng ngày: 17/04/2025

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?
Đăng ngày: 15/04/2025

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.
Đăng ngày: 14/04/2025

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
Đăng ngày: 13/04/2025

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !
Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm