Giun biến đổi gene phát hiện ô nhiễm không khí trong nhà
Đại học Aalto và Đại học Helsinki (Phần Lan) mới đây đã hợp tác nghiên cứu tạo ra loài giun biến đổi gene giúp phát hiện ô nhiễm không khí trong nhà.
Đây là loài giun tròn, trong suốt sống trong môi trường đất ôn đới.
Mặc dù không khí trong nhà hoặc nơi làm việc nghe qua có vẻ ổn nhưng nó có thể chứa các hợp chất có hại do các vật liệu tại căn phòng tạo ra như thảm, máy in, máy sao chụp… Loài giun biến đổi gene vừa được tạo ra là hai chủng Caenorhabditis elegans. Đây là loài giun tròn, trong suốt, chiều dài khoảng 1mm, sống trong môi trường đất ôn đới.
Điều làm cho những con giun tròn này trở nên đặc biệt là khi chúng ngửi hoặc nếm các hợp chất tổng hợp hoặc sinh học độc hại, ngay lập tức phản ứng tạo ra protein huỳnh quang màu xanh lá cây (GFP) trong vòng 24 giờ. Mức độ của các hợp chất này càng cao thì giun càng tạo ra nhiều protein và càng phát huỳnh quang mạnh hơn.
Những loại giun có tuyến trùng nhạy cảm với môi trường này trước đây đã được sử dụng để theo dõi nồng độ ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường ngoài trời. Nghiên cứu mới kể trên là lần đầu loài giun này được thử nghiệm đối với các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà.
- Khoa học lý giải vì sao chỉ cần nhìn khuôn mặt một người đủ biết họ có giàu hay không
- Vì sao thiên thạch lao xuống Texas chỉ có kích thước bằng một con chó Corgi nhưng lại nặng bằng 4 con voi?
- Các nhà khoa học công bố phát hiện mới về lỗ đen