Giun có máu không? Nếu có thì máu của chúng mang màu gì?

Ngắn gọn mà nói thì giun có máu. Rất nhiều loại giun có máu, chúng có thể không có màu hoặc hồng, đỏ, thậm chí là xanh lá cây! Nhưng để mô tả chi tiết hơn, ta cần xác định rõ loại sâu đang nói đến tới đã.

Có rất nhiều loại giun khác nhau. Tổng quát mà nói thì giun là động vật có độ dài bất kỳ, thân mảnh không xương sống; dưới góc độ khoa học thì giun có ba loại : giun dẹp, giun đũa và giun đốt. Chúng có thể sống dưới biển, trong cả cát và đất. Có loại thì sống bên trong thực vật hoặc động vật mà chúng ta hay gọi là ký sinh trùng.

Sau khi phân tích kĩ hơn về đặc điểm của ba loại giun trên, ta sẽ đi tới đặc điểm về máu của chúng.

Giun có máu không? Nếu có thì máu của chúng mang màu gì?
Những con giun này chủ yếu được tìm thấy trong đất trồng.

Ba loại giun

Giun dẹp: Loại này bao gồm giun kí sinh (sống trong cơ thể vật chủ) là sán dây, và cả loài sống trong ao, hồ là giun dẹp planaria. Loại giun này có thân rất phẳng và thậm chí chúng không cần máu. Chúng hấp thu oxy qua da và truyền trực tiếp đến mọi tế bào trong cơ thể. Do đó chúng không có màu hoặc có màu trắng.

Giun đũa: Còn được gọi là giun tròn nematoda, những con giun này chủ yếu được tìm thấy trong đất trồng. Giun đũa cũng có thể sống ký sinh ở người, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mù lòa và suy giảm hoạt động ở não. Một con giun đũa lớn sống trong ruột người có thể dài tới hơn 35 cm.

Đúng như tên gọi, giun đũa có dạng ống. Khoang cơ thể của chúng chứa chất lỏng cung cấp oxy đến các cơ quan. Nhưng chất lỏng này không được gọi là máu, vì nó không lưu thông khắp cơ thể.

Hầu hết các loài giun đũa đều rất nhỏ, nhờ vậy chúng có thể khuếch tán oxy qua da đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Song điều này lại ngược lại đối với những con giun đũa có kích thước lớn, đặc biệt là khi chúng sống kí sinh bên trong động vật, nơi không có nhiều oxy. Những con giun lớn này sử dụng một loại phân tử để vận chuyển oxy được gọi là hemoglobin, ta sẽ nói tới thứ này sau.

Giun đốt: Nhóm này bao gồm giun đất, đỉa và cả giun biển. Nó còn được gọi tên khoa học là annelids, cơ thể giun đốt được chia theo rãnh thành một loạt các đốt khác nhau. Đa số giun thuộc nhóm này đều có cả hệ tuần hoàn – tức là các mạch máu và tim bơm máu đi khắp cơ thể.

Vậy máu của chúng màu gì?

Giun có máu không? Nếu có thì máu của chúng mang màu gì?
Màu máu giun được xác định bởi phân tử vận chuyển oxy cùng các loại khí khác đi vào và ra khỏi cơ thể.

Màu sắc của máu ở bất kỳ loài động vật nào được xác định bởi phân tử vận chuyển oxy cùng các loại khí khác đi vào và ra khỏi cơ thể. Nếu phân tử sử dụng sắt để mang oxy, thì máu thường có màu đỏ. Nếu là đồng, thì máu thường có màu xanh lam. Những phân tử này còn có thể mang màu xanh lá cây hoặc hồng nữa.

Máu của giun đều có thể mang toàn bộ những màu trên (ngoài trừ màu xanh nước biển). Hemoglobin là phân tử vận chuyển oxy hay gặp nhất, điều này vẫn đúng đối với loài giun. Hemoglobin chứa sắt, do đó màu máu của đa số giun – bao gồm cả giun đất và đỉa – có màu đỏ.

Một số giun đốt sử dụng một phân tử vận chuyển oxy khác được gọi là chlorocruorin. Do đó, máu của chúng còn có thể mang màu xanh lá cây hoặc đỏ.

Một nhóm các loại giun đoạn sống dưới biển có máu màu hồng. Điều này là do phân tử vận chuyển oxy là một loại huyết sắc tố có tên hemerythrin thường mang màu hồng hoặc tím.

Một số loài giun đốt thậm chí còn không có phân tử mang oxy, vì vậy máu của chúng không có màu.

Tổng kết lại thì tất cả các loại giun đốt đều có máu, trong khi đó thì giun đũa giun dẹp thì không. Màu sắc của máu sẽ phụ thuộc vào phân tử vận chuyển oxy có trong cơ thể giun, mà hầu hết là có màu đỏ giống với chúng ta.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ếch bị cá lớn nuốt chửng sau khi ăn thịt cá bé

Ếch bị cá lớn nuốt chửng sau khi ăn thịt cá bé

Ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) hé lộ chuyến săn mồi thú vị của cá da trơn khi nuốt trúng một con ếch vừa ăn no.

Đăng ngày: 21/11/2020
Khoảnh khắc rái cá cố gắng ăn thịt cá mập sừng

Khoảnh khắc rái cá cố gắng ăn thịt cá mập sừng

Hình ảnh một con rái cá biển đang cố gắng ăn thịt cá mập sừng khiến người xem không khỏi bất ngờ.

Đăng ngày: 20/11/2020
Đàn tôm lũ lượt bò lên cạn khi Mặt trời lặn

Đàn tôm lũ lượt bò lên cạn khi Mặt trời lặn

Tôm diễu hành ở vùng đông bắc Thái Lan thu hút nhiều du khách tới bờ sông tham quan vào mùa mưa hàng năm từ cuối tháng 8 tới đầu tháng 10.

Đăng ngày: 20/11/2020
Bí ẩn loài chim hút máu ở đảo Galaparos

Bí ẩn loài chim hút máu ở đảo Galaparos

Trang Nat Geo Wild vừa công bố đoạn video gây kinh ngạc về loài chim chuyên hút máu con vật khác để sống.

Đăng ngày: 19/11/2020
Các loài di cư

Các loài di cư "đoản thọ" vì lo đẻ hơn là lo sống

Nghiên cứu mới đây cho thấy loài động vật di cư có xu hướng "sống nhanh và chết trẻ".

Đăng ngày: 19/11/2020
Thiết bị giúp hươu cao cổ trắng duy nhất khỏi bị săn trộm

Thiết bị giúp hươu cao cổ trắng duy nhất khỏi bị săn trộm

Nhà chức trách đeo thiết bị theo dõi GPS cho hươu cao cổ trắng duy nhất còn sống trên thế giới để ngăn chặn thợ săn trộm.

Đăng ngày: 19/11/2020
Hàng trăm con chim di cư

Hàng trăm con chim di cư "chết oan" vì hạ cánh nhầm lẫn

Thay vì xuống đầm lầy, chúng lại hạ cánh xuống những con đường ướt át và bị xe cộ đâm trúng.

Đăng ngày: 18/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News