Giúp trẻ em thực hiện ước mơ thành nhà nghiên cứu sinh vật biển
Cô bé Caroline Roy quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành nhà nghiên cứu sinh vật biển, bất chấp căn bệnh ung thư tuyến nước bọt đang đe dọa cướp đi tính mạng của mình. Nữ sinh trung học 17 tuổi đến từ Baton Rouge, Louisiana, Hoa Kỳ, với ước nguyện trở thành nhà nghiên cứu sinh vật biển, và sau một thời gian tìm hiểu, Caroline Roy đã quyết định trải nghiệm qua công việc nghiên cứu sinh vật biển tại Đại học UC Santa Barbara, Hoa Kỳ.
Bất chấp việc đã phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật bởi căn bệnh U tuyến đa hình tái phát hay còn gọi là bệnh Ung thư tuyến nước bọt, được chuẩn đoán khi Caroline Roy mới 11 tuổi, cô bé vẫn quyết tâm theo đuổi thành công ước mơ trở thành nhà khoa học.
Một nhà nghiên cứu đang cho chị em Caroline Roy xem con nhím biển
Cô bé Caroline Roy và gia đình gồm cha mẹ của em: Karen và Phillip, và 2 em trai là Austin và Joseph, đã dành cả ngày thăm quan tại khuôn viên Viện Khoa học biển (MSI), Đại học UC Santa Barbara, Hoa Kỳ, gặp các nhà nhiên cứu sinh vật biển và tìm hiểu về các nghiên cứu đa dạng được tiến hành tại Khoa Sinh thái học, Sinh học Tiến hóa & sinh vật biển. Chuyến viếng thăm của họ cũng bao gồm chuyến du lịch tới ba phòng nghiên cứu trong Toà nhà Khoa học Hàng hải, và Cơ sở cá cảnh tương tác của Đại học UC Santa Barbara, Hoa Kỳ. Cơ sở này được thiết kế để cung cấp cho du khách cơ hội được trải qua kinh nghiệm thực hành dựa trên các nghiên cứu, điều tra về Khoa học biển tại Đại học UC Santa Barbara, Hoa Kỳ.
Chuyến tham quan của Caroline Roy đến Đại học UC Santa Barbara, Hoa Kỳ đã được thực hiện bởi Dreams Come True of Louisiana, Inc, một tổ chức phi lợi nhuận, nhằm thực hiện những ước mơ cho trẻ em bị bệnh hiểm nghèo. Sau sự chào đón của Mark Brzezinski, giám đốc MSI, và Dan Reed, một nhà sinh học thực nghiệm và là phó giám đốc MSI, Caroline Roy và gia đình đã được trang bị những kiến thức về ba lĩnh vực nghiên cứu của MSI. Andy Brooks, một nhà khoa học dự án liên kết, thảo luận về dự án dài hạn nghiên cứu sinh thái rặng san hô Moorea; Shannon Harrer, một nhà nghiên cứu, thảo luận về dự án nghiên cứu sinh thái ven biển Santa Barbara trong dài hạn; và Gretchen Hofmann, giáo sư sinh thái học, Sinh học Tiến hóa & sinh vật biển, đã trình bày tập trung vào nhóm của Caroline Roy trong phòng thí nghiệm về hình thái sinh lý học của các sinh vật biển, đặc biệt là động vật không xương sống.
"Chính ở tại đây, tôi thật sự trải nghiệm qua cảm giác trở thành một nhà nghiên cứu sinh vật biển", Caroline Roy đã nói như thế, trong chuyến viếng thăm của cô ấy ở Đại học UC Santa Barbara, Hoa Kỳ. "Tôi cứ tưởng rằng chúng tôi chỉ đến để du lịch ở ngoài khuôn viên trường Đại học, nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng chúng tôi sẽ được các nhà nghiên cứu mời chúng tôi vào phòng thí nghiệm của họ và bỏ quá nhiều thời gian với chúng tôi và cho chúng tôi quá nhiều những trải nghiệm nghiên cứu khoa học".
Dấu ấn của những trải nghiệm trên đã hằn sâu vào ký ức của mẹ của Caroline. "Con gái tôi thật sự hạnh phúc khi các nhà khoa học trò chuyện với nó", Karen Roy đã nói. "Đại học UC Santa Barbara thật quá tuyệt vời với mọi thứ họ đã làm cho chúng tôi. Phải nói rằng, họ đã biến bi kịch thành phúc lành vô biên, và đó là điều mà con gái tôi đang gặp ở đây".
Thảo luận về chuyến viếng thăm của Caroline Roy đến Đại học UC Santa Barbara, Brzezinski đã nói: "Đây là điều khiến chúng tôi thực sự muốn làm. Chúng tôi thật sự hạnh phúc và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để giúp các trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện giấc mơ nghiên cứu sinh vật biển". Brzezinski lưu ý mục tiêu là để cho Caroline Roy có tầm nhìn bao quát tổng thể về các sinh vật biển và nhấn mạnh đây là những kiến thức có liên quan đến Chương trình nghiên cứu ở bậc đại học, ở Đại học UC Santa Barbara, Hoa Kỳ. "Chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham dự nghiên cứu khoa học của sinh viên ở bậc đại học".
Ở Campus Point, Caroline Roy và gia đình dạo chơi trên bãi biển và gặp Jenny Dugan, nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học Hàng hải, người đã chia sẻ với gia đình Caroline Roy về kinh nghiệm nghiên cứu và bảo tồn hệ sinh thái biển ven biển. Chuyến viếng thăm của họ kết thúc sau chuyến viếng thăm Cơ sở cá cảnh tương tác của Đại học UC Santa Barbara, Hoa Kỳ cùng với Scott Simon giám đốc cơ sở này.
Chuyến đi của gia đình đến Đại học Santa Barbara, Hoa Kỳ cũng bao gồm chuyến thám hiểm theo dõi cá voi vào ngày 15 tháng 6 năm 2011, tham quan cảng biển Santa Barbara.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
