Glycerine và những công dụng kỳ diệu trong đời sống

Glycerine lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1779 bởi Carl Wilhelm Scheele, một nhà hóa học đến từ Thụy Điển. Ông cũng chính là người đầu tiên mô tả các thuộc tính của oxy và một loạt các nguyên tố khác như hydro, bari và clo.

Scheele tình cờ phát hiện ra glycerine khi đun sôi cùng dầu ô liu và chì monoxide. Ông gọi nguyên liệu thu được với cái tên "nguyên tắc ngọt ngào của chất béo" nhờ vị hơi ngọt của nó. Còn cái tên glycerine được đặt bởi nhà hóa học người Pháp Michel-Eugène Chevreul (từ glykys, từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là ngọt ngào).

Glycerine là một chất lỏng không độc, có đặc điểm trong suốt, nhớt, tan trong nước, có nhiệt độ sôi cao, có thể tìm thấy trong cả mỡ động thực vật. Về mặt hóa học, nó hoạt động giống như một loại rượu, có thể bị phản ứng trong một số trường hợp nhưng nhìn chung khá ổn định.

Glycerine và những công dụng kỳ diệu trong đời sống
 Glycerine là một thành phần chính trong nhiều loại xà phòng.

Glycerine là một thành phần chính trong nhiều loại xà phòng, tuy nhiên, sản xuất xà phòng cũng là một cách để tạo ra glycerine. Các nhà hóa học đôi khi thậm chí còn tạo ra xà phòng được sản xuất công nghiệp như một phương tiện để sản xuất glycerine.

Glycerine được tạo ra thông qua quá trình xà phòng hóa, tạo xà phòng bằng cách chuyển dầu hoặc chất béo thành xà phòng và glycerine bằng cách đun nóng chất béo, thêm chất kiềm như natri hydroxit hoặc dung dịch kiềm. Các loại xà phòng "nấu chảy và đổ" được đúc thành các hình thù ngộ nghĩnh thường có hàm lượng glycerine cao.

Vì glycerol là một chất giữ ẩm, có nghĩa là nó có thể thu hút và liên kết độ ẩm với nó, nó là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp dùng để dưỡng ẩm, như kem dưỡng da, dầu xả và dầu gội. Glycerine trong các sản phẩm chăm sóc tóc có thể giữ cho tóc không bị khô quá mức và chẻ ngọn và được sử dụng trong các loại dầu gội trị gàu và ngứa da đầu.

Kem dưỡng da và các sản phẩm  chăm sóc da sử dụng glycerine vì cùng một lý do như công dụng đối với tóc: giữ ẩm cho da, làm mềm, làm mịn các phần thô ráp của tế bào da, tạo lớp che phủ, cung cấp hàng rào bảo vệ da để độ ẩm không thoát ra ngoài.

Glycerine là chất giữ ẩm được sử dụng phổ biến nhất trong chăm sóc da, vì nó kéo độ ẩm bề mặt da từ không khí và các lớp sâu hơn của da, khiến làn da trông mịn màng như sương.

Glycerine và những công dụng kỳ diệu trong đời sống
 Glycerine được sử dụng phổ biến nhất trong chăm sóc da.

Glycerine hữu ích như một chất phụ gia thực phẩm. Nó có vị hơi ngọt nên hoạt động như một chất làm ngọt nhẹ hơn đường. Glycerine được ưa thích hơn các loại rượu đường khác như sorbitol và mannitol vì có tác dụng nhuận tràng hơn khi ăn.

Do đặc tính liên kết độ ẩm của glycerine, nó giúp bảo quản bánh mì, bánh ngọt và thanh năng lượng, giúp chúng không bị khô. Kết cấu với độ nhớt của nó cũng tạo thêm độ dày và độ mịn cho chất lỏng. Glycerine có thể được tìm thấy trong đồ uống, gia vị, bánh kem, kẹo mềm, súp đóng hộp, kẹo dẻo và kẹo cao su.

Glycerine có vị ngọt tự nhiên nên nó được dùng để làm các loại thuốc như siro ho và viên ngậm giúp ngon miệng hơn. Nó cũng là một chất làm đặc tuyệt vời cho các thuốc mỡ bôi ngoài da. Thuốc đạn glycerine hút nước ra khỏi ruột kết để di chuyển mọi thứ trong hệ tiêu hóa.

Glycerine và những công dụng kỳ diệu trong đời sống
Glycerine dùng để làm các loại thuốc như siro ho và viên ngậm giúp ngon miệng hơn.

Ngoài ra, glycerine được sử dụng như một tá dược - một phương tiện trung tính cho các thành phần hoạt tính trong những thứ như thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ tai và viên nang gel.

Glycerine cũng được sử dụng làm môi trường đông lạnh những thứ như tinh trùng, tế bào hồng cầu và các mô sống khác.

Glycerine có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp, là thành phần quan trọng trong sơn và nhựa, được sử dụng để phủ lên những thứ như dây điện. Nó cũng được dùng như một chất làm mềm trong nhựa, sử dụng rộng rãi trong giấy gói thực phẩm vì không độc hại và có thể ngăn ngừa sự co ngót.

Glycerine gốc thực vật (VG) được dùng cho thuốc lá điện tử, với ưu điểm vượt trội, được nhiều người yêu thích. Hàm lượng glycerine cao trong các loại thuốc lá tạo một vị ngọt thanh khi sử dụng tinh dầu thuốc lá điện tử. Ngoài ra, tinh dầu thuốc lá điện tử có VG không gây khô môi như các loại khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 6 con sông cạn khô trên Trái đất nhìn từ vũ trụ

Top 6 con sông cạn khô trên Trái đất nhìn từ vũ trụ

Hãng tin CNN (Mỹ) công bố những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy 6 con sông trên thế giới đang cạn khô vì thời tiết cực đoan.

Đăng ngày: 22/08/2022
Có thực tổ tiên của người Maya là người ngoài hành tinh?

Có thực tổ tiên của người Maya là người ngoài hành tinh?

Nền văn minh Maya là một trong những nền văn minh lâu đời nhất và bí ẩn trên thế giới, xuất phát từ một tộc người đầy trí tuệ. Nền văn minh Maya phân bố ở các khu rừng rậm Trung Mỹ được sinh ra trong rừng nhiệt đới.

Đăng ngày: 22/08/2022
Đây mới là sự thật về

Đây mới là sự thật về "thủ phạm" đã đâm chìm tàu Titanic, gây ra thảm họa hàng hải nổi tiếng nhất lịch sử

Tàu Titanic bị chìm vào khoảng 2:20 sáng ngày 15/4/1912, sau khi va phải một tảng băng trôi ở Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 22/08/2022
Gương có màu gì? 99% mọi người đều hiểu sai!

Gương có màu gì? 99% mọi người đều hiểu sai!

Một số người có thể nghĩ rằng gương không có màu sắc hoặc nó là màu của bất cứ thứ gì bạn soi vào nó.

Đăng ngày: 22/08/2022
Máy dò săn vật chất tối ở độ sâu 1 km

Máy dò săn vật chất tối ở độ sâu 1 km

Máy dò vật chất tối đầu tiên ở Nam bán cầu chính thức đi vào hoạt động hôm 19/8.

Đăng ngày: 21/08/2022
Infographic: 10 quốc gia tiêu thụ nhiều mì gói nhất năm 2021

Infographic: 10 quốc gia tiêu thụ nhiều mì gói nhất năm 2021

Theo số liệu của WINA (Hiệp hội mì ăn liền thế giới) thì Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều thứ 3 thế giới trong năm 2021.

Đăng ngày: 21/08/2022
Trận pháp độc đáo của Gia Cát Lượng giúp chống 100.000 quân: Chỉ 1 người có thể giải mã?

Trận pháp độc đáo của Gia Cát Lượng giúp chống 100.000 quân: Chỉ 1 người có thể giải mã?

Trận pháp của Gia Cát Lượng có thể chống lại 100.000 quân rốt cục có gì đặc biệt và ai có thể giải mã?

Đăng ngày: 21/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News