Greater Adria - lục địa đã mất nằm sâu trong lòng đất, thứ đã góp phần hình thành dãy Alps
Câu chuyện về các lục địa đã mất luôn thu hút sự tò mò của chúng ta. Từ những vùng đất hư cấu như Mu hay Atlantis cho đến những lục địa đã chìm sâu dưới nước thật sự như Zealandia hay Doggerland. Ý tưởng chung luôn là lục địa chìm dưới đại dương thế nhưng không phải lúc nào một lục địa cũng chìm dưới nước mà thực tế chúng có thể biến mất vào lòng đất như phát hiện mới nhất của một nhóm các nhà nghiên cứu đa quốc gia dẫn đầu bởi đại học Utrecht.
Theo đó lớp vỏ bề mặt Trái Đất được tạo ra bởi sự rạn nứt giữa các đại dương, khi các mảng kiến tạo phân tách, sau đó bị hút chìm vào những vùng nơi các mảng kiến tạo va vào nhau, buộc một mảng kiến tạo phải nằm dưới mảng khác.
Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia trong khi tìm hiểu về các dãy núi kéo dài từ Tây Ban Nha đến Iran đã phát hiện ra rằng: "Chúng có nguồn gốc từ một lục địa duy nhất tách khỏi Bắc Phi hơn 200 triệu năm trước … Phần duy nhất còn lại của lục địa này là một dải chạy từ Torino qua biển Adriatic đến 'gót giày' của nước Ý". Các nhà địa chất gọi khu vực này là "Adria" và giáo sư Douwe van Hinsbergen đến từ khoa kiến tạo toàn cầu và cổ sinh học tại đại học Utrecht gọi lục địa đã mất này là "Greater Adria".
Lục địa bí ẩn có tên "Greater Adria" được cho đã tồn tại hàng trăm triệu năm trước sau khi nó tách ra khỏi siêu lục địa Gondwana.
Lục địa bị mất "Greater Adria" được cho xuất hiện khoảng 240 triệu năm trước, sau khi nó tách khỏi Gondwana, một siêu lục địa phía nam được tạo thành từ châu Phi, Nam Cực, Nam Mỹ, Úc và các vùng đất lớn khác.
Bản đồ mô tả lục địa cổ đại Greater Adria. Các khu vực màu xanh lá cây đậm hơn mô tả vùng đất trên mặt nước và màu xanh lá cây nhạt hơn, vùng đất bên dưới.
Greater Adria rộng lớn, kéo dài từ vùng núi Alps ngày nay đến Iran, nhưng không phải tất cả đều ở trên mặt nước. Điều đó có nghĩa là nó có khả năng là một chuỗi các hòn đảo hoặc quần đảo, tác giả chính Douwe van Hinsbergen đến từ Khoa Khoa học Trái Đất tại Đại học Utrecht, Hà Lan cho biết.
Hinsbergen và nhóm của ông đã dành một thập kỷ để thu thập và phân tích các loại đá từng là một phần của lục địa cổ đại này. Các vành đai núi nơi những tảng đá Greater Adria này được tìm thấy trải rộng khoảng 30 quốc gia khác nhau.
Hinsbergen nói: "Mỗi quốc gia có khảo sát địa chất riêng và bản đồ riêng và câu chuyện của riêng họ và lục địa của riêng họ. Với nghiên cứu này, chúng tôi đã kết hợp tất cả lại trong một bức tranh lớn”.
Trái đất được bao phủ trong các mảng kiến tạo lớn di chuyển tương đối với nhau. Greater Adria thuộc mảng kiến tạo châu Phi (nhưng không phải là một phần của lục địa châu Phi, vì có một đại dương giữa chúng), dần trượt xuống dưới mảng kiến tạo Á-Âu, nơi hiện là miền nam châu Âu.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
