Greenland cho phép khai thác uranium và đất hiếm tại Bắc Cực
Với tỷ lệ sít sao 15 phiếu thuận và 14 phiếu chống, Quốc hội Greenland ngày 24/10 đã bỏ phiếu chấm dứt lệnh cấm kéo dài nhiều thập kỷ đối với việc khai thác các vật liệu phóng xạ như uranium, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang nhắm đến nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của vùng băng đảo bao la này.
Phóng viên cho biết, quyết định của Quốc hội Greenland không chỉ cho phép khai thác các mỏ uranium mà còn cả các loại đất hiếm, khoáng sản được dùng trong nhiều sản phẩm của thế kỷ 21 từ turbin gió cho đến xe hơi lai và điện thoại di động mà cho đến nay mới chỉ được cung cấp phần lớn từ Trung Quốc. Báo chí địa phương dẫn lời Thủ tướng Greenland Aleqa Hammond trong cuộc thảo luận dẫn tới việc bỏ phiếu này nêu rõ: “Chúng ta không thể sống với tỷ lệ thất nghiệp và chi phí sinh hoạt tăng cao trong khi nền kinh tế phát triển trì trệ. Do đó việc loại bỏ lệnh cấm khai thác các mỏ uranium lúc này là cần thiết”.
Vùng đất băng giá giàu tiềm năng Greenland. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Với lượng băng tan nhanh mở ra các tuyến vận tải biển mới ở vùng Bắc Cực, Greenland đang trở thành tâm điểm chú ý về địa chính trị đối với nhiều nước, từ Trung Quốc cho tới Liên minh châu Âu, nhờ sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai phá.
Greenland, với dân số vỏn vẹn 57.000 người, là quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch. Kể từ năm 2009 sau khi thành lập được chính phủ riêng, hầu hết giới chính khách Greenland vẫn mong muốn giành được quyền tự trị nhiều hơn nữa và dần dần tiến tới độc lập hoàn toàn. Hiện tại, Đan Mạch vẫn có tiếng nói trong các vấn đề quốc phòng và an ninh của Greenland và quyết định cho phép khai thác các mỏ uranium có thể phải cần đến sự chấp thuận của Quốc hội Đan Mạch, nước cho đến nay vẫn cung cấp hơn một nửa ngân sách cho vùng đảo băng này.
Theo bà Cindy Vestergaard, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Đan Mạch, cả Đan Mạch và Greenland sẽ phải ngồi lại với nhau đề xem xét các khía cạnh pháp lý của việc cho phép khai thác mỏ uranium trước khi có thể thực hiện hoạt động này. Trước đó, một số tổ chức môi trường lên tiếng cảnh báo việc cho phép khai thác uranium có thể đe dọa hệ thống sinh thái nguyên thủy vùng Bắc Cực của Greenland.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
