"Gương vỡ lại lành" - Phát hiện đột phá của nhà khoa học Nhật Bản

Giới khoa học Nhật Bản đã tình cờ phát triển được một loại thủy tinh mới, có khả năng tự phục hồi sau khi nứt vỡ.

Phát hiện này mở ra cánh cửa mới cho việc chế tạo một loại thủy tinh nhẹ, có sức chịu lực lớn và có tuổi thọ dài gấp 3 lần so với loại chúng ta thường thấy ngày nay.

Phát hiện có tính đột phá trên thuộc về nhà khoa học Yu Yanagisawa thuộc Đại học Tokyo (Nhật Bản). Anh Yu Yanagisawa đã quan sát thấy hiện tượng kỳ thú này khi nghiên cứu chất keo dính có thể sử dụng trên bề mặt ướt.


Nhà khoa học Yu Yanagisawa thí nghiệm ghép hai mảnh thủy tinh tự liền. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Trong các thí nghiệm được thực hiện lặp đi lặp lại tiếp đó, Yanagisawa đã đập thủy tinh ra thành các mảnh nhỏ, rồi lấy tay ấn mép các mảnh vỡ lại với nhau trong khoảng 30 giây cho đến khi miếng thủy tinh tự liền lại gần giống như hình dạng ban đầu.

Để chứng minh sự kết dính mạnh mẽ ấy, anh treo một chai nước khá đầy lên miếng thủy tinh này. Kết quả cho thấy miếng thủy tinh và chai nước không tách rời nhau.

Yu Yanagisawa là người đầu tiên chứng minh được khái niệm về thủy tinh "tự lành". Trước đó, các nhà khoa học khác cũng đã khẳng định những đặc tính "tự hồi phục" tương tự của vật liệu, nhưng là với cao su hoặc chất keo đặc.

Loại thủy tinh hữu cơ mà Yu Yanagisawa sử dụng được sản xuất từ một chất liệu polymer khối lượng thấp có tên hóa học là "polyether thioureas", sử dụng sự liên kết hydro để khiến các cạnh của miếng thủy tinh bị vỡ có thể liền lại.

Loại thủy tinh này vốn được sử dụng để chế tạo màn hình điện thoại và các bộ đồ ăn. Liệu điều này có nghĩa là bạn sẽ có thể tự sửa chữa màn hình điện thoại chỉ với một cái ấn tay, hoặc tự gắn một chiếc ly bị vỡ thành nhiều mảnh?

Các nhà khoa học tin rằng với phát hiện đột phá của Yu Yanagisawa, những điều ấy sẽ thành hiện thực trong tương lai gần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 11/01/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 14/12/2024
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/12/2024
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 24/11/2024
Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Đăng ngày: 07/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News