Hà Nội cảm nhận được rung lắc do động đất ở Vân Nam, Trung Quốc
Một số người dân sinh sống tại tòa nhà cao tầng ở Hà Nội đã cảm nhận được trận động đất mạnh 6,6 độ Richter tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vào lúc 21 giờ 49 phút ngày 7/10.
>>> 381 người chết trong động đất mạnh ở Trung Quốc
Tại tầng 34 của một tòa nhà thuộc khu đô thị Times City, số 458 Minh Khai (Hai Bà Trưng), nhiều người dân đã tỏ ra rất lo lắng chạy ra hành lang khi cảm thấy bị rung lắc.
Trao đổi với phóng viên ngay trong buổi tối 7/10, Tiến sĩ Lê Huy Minh (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, việc người dân Hà Nội cảm nhận được trận động đất trên không có gì là lạ. Ví dụ như dư chấn từ trận động đất tại Malaysia tối 24/3/2011 cũng đã làm nhiều người Hà Nội hoảng loạn.
Một tòa nhà bị hư hại sau trận động đất ở thành phố Chiêu thông, tỉnh Vân Nam hồi đầu tháng 8 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN)
Lý do của việc này là bởi Hà Nội là vùng đất yếu, khi động đất lan truyền đến sẽ khiến những người ở các tòa nhà cao tầng cảm nhận rõ hơn các vùng khác, thậm chí còn cảm nhận rõ hơn các vùng gần tâm động đất nhưng có nền đất chắc.
Nhận xét về trận động đất 6,6 độ Richter ở Vân Nam nói trên, ông Minh nói không ảnh hưởng tới Việt Nam.
Trong khi đó, trang tin của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cũng chưa đưa ra cảnh báo gì về trận động đất này.
Trước đó, trong một lần trao đổi, ông Minh cũng cho biết động đất ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều. Thời gian động đất thường chỉ kéo dài vài giây đến vài chục giây. Bởi vậy, người dân sẽ không đủ thời gian mà chạy ra khỏi nhà. Do đó, cách hay nhất chính là phải học cách tự bảo vệ mình trước thảm họa của thiên tai.
Theo các chuyên gia, trong trường hợp xảy ra động đất, nếu ở trong nhà, người dân cần ngồi xuống, tìm chỗ trú ẩn vững chắc, tránh xa các đồ vật dễ vỡ, cửa sổ…, không sử dụng thang máy. Nếu ở ngoài, người dân cần tránh xa các tòa nhà, đèn đường, dây điện và nên ngồi yên ở chỗ trống trải.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
