Hà Nội đề phòng mưa dông, gió giật mạnh do ảnh hưởng của bão số 1

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu mây của bão số 1, hiện đang tồn tại những đám mây đối lưu di chuyển liên tục từ phía đông vào gây ra mưa rào và dông cho khu vực Hà Nội.

Bản tin phát đi lúc 10h00 sáng nay của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: Trong những giờ tới, những đám mây đối lưu này sẽ tiếp tục gây ra mưa rào và dông cho khu vực Hà Nội. Trong cơn dông cần đề phòng gió giật mạnh.


Hà Nội đã xuất hiện mưa dông, gió giật

Liên quan đến diễn biến cơn bão số 1, theo dự báo, đến 19h hôm nay (24/6), vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90km/h), giật cấp 10-11.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Khu vực ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11; các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió giật cấp 6-8. Vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng có sóng biển cao từ 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.

Đến 7h ngày 25/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km/h).

Từ 24 đến 25/6, ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa vừa, mưa to đến rất to. Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang và khu vực Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1./.

Tại Sơn La: Cả gia đình bị lũ cuốn

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ở huyện Mộc Châu, mưa lũ làm sập một ngôi nhà, cuốn trôi cả 3 người trong gia đình anh Hà Văn Thắng (xã Chiềng Khừa).

Hiện, cháu bé 4 tuổi con anh Thắng vẫn đang mất tích,vợ chồng anh may mắn được người dân phát hiện, cứu vớt và đưa đi cấp cứu kịp thời.

Quảng Ninh: 300 du khách mắc kẹt

Trưa 24/6, tại Quảng Ninh, các khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái, Quảng Yên... đang có gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 8, kèm theo mưa vừa, mưa to.

Từ đêm hôm qua (23/6), 2 xã Quan Lạn và Minh Châu đã mất điện hoàn toàn tính đến thời điểm này. Khoảng 300 du khách đang bị mắc kẹt trên đảo, trong đó có 5 du khách đến từ Anh và Pháp.

Hải Phòng: 2 tàu đứt neo

Bão số 1 đã làm một người bị thương, khiến 2 phương tiện trong âu cảng Bạch Long Vỹ bị đứt neo đâm vào bờ, bị chìm. Thành phố Hải Phòng đang tiếp tục theo dõi diễn biến cơn bão số 1 và chỉ đạo công tác phòng chống bão.

Toàn thành phố đã có hơn 43.000 người được huy động thường trực sẵn sàng chống bão, trong đó lực lượng do Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đảm nhiệm và hiệp đồng là hơn 10.000 người; 46 xe ôtô các loại, 18 tàu, xuồng cao tốc và 4 xe thiết giáp.

Lực lượng do Bộ đội biên phòng đảm nhiệm và hiệp đồng là 225 người, 14 tàu, 37 xuồng, 19 xe ôtô các loại.

Đến 12 giờ ngày 24/6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng đã phối hợp thông báo, kiểm đếm hơn 4.700 phương tiện, lồng bè, chòi canh với 16.766 lao động biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh; hiện không còn phương tiện đang hoạt động trên sông biển.

Riêng tại huyện đảo Bạch Long Vỹ có 411 phương tiện với 1.946 lao động và 183 phương tiện được đưa lên bờ tránh bão


Nhiều phương tiện tàu thuyền neo đậu tránh bão tại âu cảng Ngọc Hải, quận Đồ Sơn (Ảnh: báo Hải Phòng)

Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bạch Long Vỹ đã tổ chức neo đậu cho 430 tàu bè, 1.965 lao động trú tránh nơi an toàn, không còn tàu thuyền hoạt động quanh đảo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News