Hà Nội lên kế hoạch ứng phó siêu bão Mangkhut
UBND TP Hà Nội đã có công điện khẩn gửi đến các cơ quan chức năng, yêu cầu tổ chức ứng phó với siêu bão.
Ngày 14/9, UBND TP Hà Nội có công điện khẩn yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị trên địa bàn theo dõi chặt chẽ diễn biến của siêu bão Mangkhut và tình hình mưa, lũ.
Tổ chức thường trực 24/24 giờ, kiểm tra các trọng điểm xung yếu, các công trình xây dựng, hồ đập, công trình thủy lợi và chuẩn bị đầy đủ lực lượng, trang thiết bị để chủ động với mưa bão.
Chủ động tổ chức sơ tán dân ở những vùng ven sông, vùng trũng thấp có khả năng ngập úng, vùng có nguy cơ sạt lở đất. Chủ động dự trữ lương thực, thuốc men, hàng hóa, vật tư thiết yếu để hỗ trợ đời sống của người dân khi sự cố thiên tai xảy ra.
UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Công ty Thoát nước Hà Nội kiểm tra, rà soát công trình tiêu khu vực nội thành, giải tỏa các vật cản làm ách tắc, cản trở dòng chảy để đảm bảo thông thoáng. Triển khai các biện pháp tiêu thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành và xử lý kịp thời tiêu thoát nước tại các điểm úng ngập cục bộ.
Trường hợp ngập lụt, phải đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho người dân. Triển khai phương án đảm bảo vệ sinh môi trường trước, trong và sau bão, mưa, lũ, lụt.
Các sở, ngành phải lên phương án và chuẩn bị sẵn lực lượng, vật tư, thiết bị… để ứng phó với bão, lũ. Đảm bảo cuộc sống cho người dân, tránh thiệt hại về tài sản, hoa màu…
Hướng di chuyển của bão Mangkhut.
Tin mới về bão Mangkhut:
Sáng sớm nay (15/09), siêu bão MANGKHUT đã đổ bộ vào khu vực phía Bắc đảo Lu-Dông (Philippin).
Hồi 04 giờ ngày 15/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Lu-Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (185-200km/giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, siêu bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Như vậy, khoảng trưa và chiều nay siêu bão sẽ đi vào khu vực Đông Bắc của Biển Đông. Đến 04 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách đảo bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 610km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17; phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 400km tính từ vùng tâm bão; Phạm vi gió mạnh cấp 10 trở lên khoảng 200km tính từ vùng tâm bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3-4.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển Đông Bắc Biển Đông có mưa bão và gió mạnh dần lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 04 giờ ngày 17/9, vị trí tâm bão ở khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3, riêng tỉnh Quảng Ninh cấp 4.
Cảnh báo: Từ ngày 17-19/9, hoàn lưu bão gây mưa rất to cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ từ 200-300mm, vùng núi phía Bắc có nơi trên 300mm; khu vực Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa từ 100-200mm.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"
