Hà Nội : Ô nhiễm không khí mùa đông cao hơn mùa hè
Nhận định này của Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt còn khẳng định: mức độ ô nhiễm không khí cao nhất là vào tháng 12, tháng 1, thấp nhất là tháng 7, tháng 8.
Theo tác giả, sở dĩ có tình trạng này, bởi mùa đông thường có gió mùa đông bắc tràn về, khí áp tăng cao, nhiệt độ hạ xuống làm cho không khí bị tù hãm, chất ô nhiễm khó phát tán lên cao và bay ra xa. Điều này làm cho các chất ô nhiễm luẩn quẩn sát mặt đất trong một thời gian dài.
![]() |
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội càng nặng nề hơn vào mùa đông. (Ảnh : Phạm Yên) |
Nhưng khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt thì nhiệt độ lại tăng theo độ cao, khiến cho các chất ô nhiễm không phát tán lên cao mà cứ tích tụ trong phạm vi 150-200 mét sát mặt đất.
Điều này gây nên tình trạng tăng đột biến các hạt bụi lơ lửng có kích thước bé hơn 1% mi-li-mét (PM10). Đây là loại bụi dễ thâm nhập vào đường hô hấp của con người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là những người có tuổi.
Theo kết quả quan trắc của trạm khí tượng Láng (Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Đồng bằng Bắc Bộ), hiện nay, trung bình mỗi mét khối không khí ở Hà Nội có 80 mg bụi khí có kích thước PM10, 45 mg SO2, 30 mg NO2, 30 mg CO2, 30 mg 03 và 1000mg CO.
Khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, hầu hết các chất ô nhiễm này đều tăng cao, trong đó bụi khí tăng cao nhất.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…
Đăng ngày: 16/02/2025

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.
Đăng ngày: 08/02/2025

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
Đăng ngày: 07/02/2025

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
Đăng ngày: 03/02/2025

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.
Đăng ngày: 03/02/2025

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
Đăng ngày: 28/01/2025

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.
Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm