Hà Tĩnh: Công bố loài thực vật mới mang tên khoa học Zingiber vuquangense

Chiều 25/01, ThS. Nguyễn Việt Hùng- Vườn Quốc gia Vũ Quang cho biết: Các nhà nghiên cứu thực vật của Việt Nam vừa công bố một loài thực vật mới cho khoa học được phát hiện tại Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), trên tạp chí chuyên ngành Phyto taxa.

Trong chuyến hợp tác điều tra đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Vũ Quang vào đầu năm 2015, nhóm nghiên cứu gồm: TS. Lý Ngọc Sâm đến từ Viện Sinh thái nhiệt đới; TS. Lê Thị Hương từ Đại học Vinh; TS. Đỗ Ngọc Đài từ Đại học Kinh tế Nghệ An; ThS. Nguyễn Việt Hùng từ Vườn Quốc gia Vũ Quang- Hà Tĩnh và ThS. Trịnh Thị Hương từ Đại học Hồng Đức đã phát hiện một loài gừng sống ở sinh cảnh rất ẩm và có hình thái hoa và lá rất khác biệt, sau khi phân tích mẫu và so sánh đã nhận định đây là một loài thực vật mới cho khoa học và thế giới.

Hà Tĩnh: Công bố loài thực vật mới mang tên khoa học Zingiber vuquangense
Loài gừng được phát hiện và tại Vườn QG Vũ Quang (hình thân lá).

Gừng Vũ Quang là cây thân thảo , sống lâu năm với chiều cao cây từ 1,2-1,8m , lá có hình elip hay oval đặc trưng, có kích thước 26–50.8 × 9–14.7 cm. Hoa của loài này có màu nâu đỏ và phát hoa ở gốc. Mùa ra hoa của loài từ tháng 4 đến tháng 5. Tại Vườn Quốc gia Vũ Quang loài Gừng Vũ Quang phân bố tại độ cao hơn 100 m so với mực nước biển.

Theo nhóm nghiên cứu, loài mới này phân bố trong phạm vi rất hẹp, số lượng loài bắt gặp không nhiều, khu vực loài phân bố nằm trong phân khu được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hà Tĩnh: Công bố loài thực vật mới mang tên khoa học Zingiber vuquangense
Loài gừng được phát hiện và tại Vườn QG Vũ Quang (hình mầm củ).

Gừng Vũ Quang (Zingiber vuquangensis) được công bố trên tạp chí chuyên nghành Phyto taxa, tập 388 (số 4) tháng 1 năm 2019.

Như vậy chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, tại khu vực Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), các nhà nghiên cứu của Việt nam và Thế giới đã phát hiện và công bố đến 06 loài mới cho khoa học, gồm: Chà ran tuyến (Homalium glandulosum) (2016); Trà mi Vũ Quang (Camellia vuquangensis); Trà mi Hà Tĩnh (Camellia hatinhensis)(2018); Dẻ Vũ Quang (Lithocarpus vuquangense)(2018), ), Tân bời lời Vũ Quang (Neolitsea vuquangensis (2018) và Gừng Vũ Quang (Zingiber vuquangense(2018).

Hà Tĩnh: Công bố loài thực vật mới mang tên khoa học Zingiber vuquangense
Loài gừng được phát hiện và tại Vườn QG Vũ Quang (hình củ).

Với sự phát hiện thêm những loài thực vật trên, có thể thể khẳng định rằng, Vườn Quốc gia Vũ Quang là một khu vực có tính đa dạng sinh học rất cao và còn nhiểu bí ẩn cần được khám phá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây cà phê đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên

Cây cà phê đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên

Hãy thưởng thức tách cà phê mỗi ngày ngay khi bạn còn có thể, bởi nghiên cứu mới cho thấy 60% các loài cà phê được tìm thấy trong tự nhiên có thể sớm bị tuyệt chủng.

Đăng ngày: 21/01/2019
Các nhà khoa học nói: Hãy làm ra những quả cà chua cay như ớt

Các nhà khoa học nói: Hãy làm ra những quả cà chua cay như ớt

Tương ớt thì cay, tương cà thì ngọt, mặc định là như thế đúng không? Bạn có thể có một quả ớt chuông ngọt, nhưng không thể có một quả cà chua cay được. Ops, chưa chắc đâu.

Đăng ngày: 16/01/2019
Loài chuồn chuồn mất ba đời để di cư 1.600km hàng năm

Loài chuồn chuồn mất ba đời để di cư 1.600km hàng năm

Nghiên cứu xuất bản hôm 19/12/2018 trên tạp chí Biology Letters lần đầu tiên hé lộ hành trình di cư của chuồn chuồn xanh Darner, theo Mother Nature Network.

Đăng ngày: 14/01/2019
Tìm ra phương pháp mới làm giảm sinh sản của muỗi

Tìm ra phương pháp mới làm giảm sinh sản của muỗi

Muỗi là sinh vật trung gian lây truyền các bệnh như sốt rét, sốt vàng và Zika. Muỗi cái thường hút máu để có nguồn protein sản xuất trứng, được bọc trong lớp vỏ bảo vệ.

Đăng ngày: 14/01/2019
Lấy nước vào bể cá, phát hiện sinh vật dị chưa từng thấy

Lấy nước vào bể cá, phát hiện sinh vật dị chưa từng thấy

Sinh vật có vẻ ngoài và hoạt động giống hệt như sinh vật ngoài hành tinh thường được miêu tả trong phim viễn tưởng.

Đăng ngày: 13/01/2019
Giòi đuôi chuột xuất hiện dưới hồ nước Australia

Giòi đuôi chuột xuất hiện dưới hồ nước Australia

Chuyên gia nhận định sinh vật nhỏ vô hại là ấu trùng của một loài ruồi giúp hoa thụ phấn.

Đăng ngày: 11/01/2019
Vi khuẩn trên trạm ISS đã đột biến, nhưng không trở nên nguy hiểm

Vi khuẩn trên trạm ISS đã đột biến, nhưng không trở nên nguy hiểm

Vi khuẩn trên Trạm vũ trụ quốc tế đang phát triển và biến đổi trong môi trường không gian - nhưng theo nghiên cứu mới nhất, chúng dường như không phải mối đe dọa đối với con người.

Đăng ngày: 10/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News