"Hắc hổ" siêu quý hiếm ở Ấn Độ, nặng hơn 500kg, một mình dễ dàng hạ gục cá sấu dài 4 mét

Vì sao hắc hổ lại có bộ lông đen?

Cuối năm 2023, kênh tin tức tiếng Anh phổ biến nhất và được xem nhiều nhất ở Ấn Độ Times Now đưa tin về loài Hổ đen - Hắc hổ, một biến thể quý hiếm của Hổ hoàng gia Bengal (danh pháp khoa học: Panthera tigris tigris).

Giải thích về màu đen quý hiếm của hắc hổ, Times Now cho biết, hắc hổ có sọc lớn hơn và sẫm màu hơn so với hổ Bengal bình thường do bệnh Melanism - một tình trạng hiếm gặp gây ra sự dư thừa sắc tố đen ở động vật.


Hình ảnh một con hổ đen.

Theo nghiên cứu của các nhà động vật học, hổ đen chỉ phân bố ở Khu bảo tồn Shilipal ở Odisha (một bang ở miền Đông Ấn Độ).

Thế giới có hơn 200 con hổ trắng, nhưng chưa đến 10 con hổ đen. Đây là một trong những loài động vật quý hiếm nhất trên Trái đất.

Phân tích sức mạnh kết liễu cá sấu của "Hắc hổ"

1. Thể lực mạnh mẽ

Đối với động vật ăn thịt, kích thước và thể lực là tiêu chí quan trọng nhất để đo lường sức mạnh của chúng. Hổ hoàng gia Bengal (hay hổ Bengal) không chỉ hoang dã, mạnh mẽ mà còn rất oai vệ. Khi trưởng thành, chúng dài gần 3 mét và nặng tới 540 kg. Chúng được gọi là "Quái vật rừng rậm".

Sức mạnh của hổ Bengal đen cũng rất đáng sợ, chúng có tứ chi phát triển tốt, cổ ngắn và dày, vai rộng và khỏe - một cơ thể cực kỳ mạnh mẽ. Một khi tức giận, ngay cả những con lợn rừng khổng lồ cũng bị chúng cắn sống.


Hổ đen tại Khu bảo tồn Shilipal, Ấn Độ. (Ảnh: Parveen Kaswan, IFS).

Thể lực của hổ đen không khác gì những con hổ Bengal thông thường nhưng tính cách thường hung hãn hơn và cực kỳ khát máu, ngay cả loài gấu cũng không dám khiêu khích chúng.

Loài hắc hổ này còn có thành tích gây thương tích nghiêm trọng cho voi châu Á. Ban đầu, chúng sẽ tấn công bằng cách nhảy lên lưng voi, sau đó dùng bộ hàm sắc nhọt cắn vào lưng voi một cách điên cuồng khiến voi chảy máu.

2. Khả năng bứt tốc đỉnh cao

Là một loài Mèo lớn, hổ Bengal đen có cấu trúc cơ thể hoàn hảo, không chỉ cực kỳ khỏe mạnh mà còn mảnh khảnh và cực kỳ linh hoạt, có thể né tránh và di chuyển theo ý muốn trong khi chiến đấu, đồng thời luôn nắm thế chủ động khi giao chiến.


Hổ Bengal đen có cấu trúc cơ thể hoàn hảo. (Ảnh: Parveen Kaswan, IFS).

Loài này cũng rất nhanh nhẹn, hung dữ và phản xạ cực tốt. Khi chạy hết tốc lực, chúng có thể đạt tới vận tốc 65 km/h.

Nhờ thể lực mạnh mẽ cùng khả năng bứt tốc đỉnh cao nên lực va chạm của hắc hổ rất khủng khiếp.

3. Nhà vô địch toàn năng

Vì cơ thể lớn, chạy nhanh nên chúng cần rất nhiều năng lượng. Lượng thức ăn chúng nạp vào rất đáng kinh ngạc. Hổ đen có thể ăn tới 30 kg thịt trong một bữa. Thức ăn chủ yếu của chúng bao gồm các động vật có vú lớn như lợn rừng, linh dương đen Ấn Độ và bò rừng Ấn Độ. Khi thức ăn khan hiếm, chúng cũng sẽ trèo cây để bắt khỉ, hay lội xuống nước để bắt cá sấu.

Bởi thế, chúng được mệnh danh là "nhà vô địch toàn năng" trong giới động vật ăn thịt.

Loài hổ thích đi săn một mình, hổ đen cũng không ngoại lệ. Chúng thường săn mồi vào ban đêm và kỹ năng săn mồi của chúng cực kỳ cao, dù là bò rừng chân trắng nặng hơn nửa tấn hay lợn rừng với da dày, thô ráp... thì tất cả đều là con mồi của hắc hổ.

Ngay cả những con cá sấu hung dữ cũng nằm trong danh sách thức ăn ưa thích của hổ Bengal đen. Cá sấu là loài bò sát lớn nhất trên Trái đất. Một số loài có thể dài tới 4 mét và nặng tới 1.500 kg. Loài bò sát này cũng cực kỳ mạnh mẽ nhưng vẫn không thể thoát khỏi số phận bị hắc hổ kết liễu, bởi hổ Bengal đen rất giỏi đánh lén và thích tấn công cá sấu từ phía sau.

Hắc hổ cũng có thể tránh được đòn tấn công của cá sấu bằng cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt. Nhờ giác quan nhạy bén, hắc hổ biết cách tán công vào điểm yếu của cá sấu, nhanh chóng sử dụng toàn bộ cơ thể để vô hiệu hóa sức mạnh của cá sấu.


Hổ đen là một biến thể quý hiếm của Hổ hoàng gia Bengal (danh pháp khoa học: Panthera tigris tigris). (Ảnh: Parveen Kaswan, IFS).

Hắc hổ có hàm răng và móng vuốt sắc nhọn, sức tấn công của nó vô cùng đáng sợ. Ở chúng có rất nhiều kỹ năng, có thể lặn, nhảy xa, trèo cây, cắn, vả bằng tay. Chúng có thể giết chết nhiều loài động vật chỉ bằng một đòn, và khả năng sát thương của chúng là vô song.

Hàm của chúng rất khỏe, hàm dưới có thể mở rộng tự do, lực cắn của chúng gần 600 kg, có thể nghiền nát cổ con mồi chỉ trong một cú cắn. Răng của chúng cũng rất sắc và có khả năng xuyên thấu cao. Độ sâu vết cắn vượt quá 10 cm.

Ngoài ra, móng vuốt của hắc hổ cũng rất sắc. Chúng dùng bộ vuốt để chồm lên người con mồi rồi khóa nạn nhân trong những móng siêu sắc.

4. Giác quan cực nhạy bén

Hổ Bengal đen có giác quan cực kỳ nhạy bén. Thị giác tinh anh, có tầm nhìn cực rộng, có thể quan sát chuyển động của con mồi trong những khu rừng rậm rạp. Thính giác của chúng cũng rất nhạy, tai có thể liên tục quay theo nguồn âm thanh. Khứu giác rất phát triển, chúng có thể dễ dàng ngửi và phân loại được nhiều mùi.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà động vật học, răng nanh của hổ Bengal đen có các đầu dây thần kinh cực kỳ phát triển, có thể dễ dàng tìm ra những bộ phận dễ bị tổn thương nhất của con mồi khi săn mồi, sau đó tung đòn chí mạng.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất