Kỷ lục buồn của loài hổ tại Ấn Độ

Trong năm 2023, Ấn Độ ghi nhận số lượng cá thể hổ bị chết ngoài tự nhiên cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Bảo tồn hổ Ấn Độ (NTCA), quốc gia này đã ghi nhận 163 trường hợp hổ chết trong 11 tháng đầu năm 2023. Trong đó Maharashtra và Madhya Pradesh là 2 bang có số lượng hổ bị chết nhiều nhất, với lần lượt 40 và 38 cá thể.

Đây là số lượng cá thể hổ bị chết cao nhất kể từ năm 2012 cho đến nay. Trước đó, trong các năm 2020, 2021 và 2022, Ấn Độ ghi nhận lần lượt 120, 127 và 121 trường hợp hổ bị chết.

Các chuyên gia động vật cho biết con số hổ bị chết tại Ấn Độ trong năm 2023 có thể còn cao hơn do nhiều trường hợp hổ bị chết không được báo cáo hoặc ghi nhận, đặc biệt ở những khu vực rừng sâu và khó tiếp cận.

Kỷ lục buồn của loài hổ tại Ấn Độ
Số lượng hổ chết tại Ấn Độ đã tăng cao đột biến trong năm 2023. (Ảnh minh họa: Getty).

Trong số 163 cá thể hổ bị chết ở 11 tháng đầu năm 2023, có 28 hổ con và ít nhất 10 cá thể hổ chưa trưởng thành bị thiệt mạng. Các chuyên gia động vật hoang dã lo ngại rằng số lượng hổ con và chưa trưởng thành bị chết nhiều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của quần thể hổ tại Ấn Độ.

Ít nhất 78 trường hợp hổ bị chết được báo cáo tại các khu bảo tồn hổ khác nhau trên khắp Ấn Độ, còn 86 trường hợp hổ chết được ghi nhận ở các vùng nằm ngoài các khu bảo tồn, trong đó có không ít trường hợp hổ thiệt mạng do đụng độ với con người vì tranh giành môi trường sống và bị con người giết chết.

Theo các quan chức của NTCA, nhiều nguyên do dẫn đến cái chết của hổ, bao gồm bị săn trộm, mất môi trường sống, xung đột giữa con người và bị bệnh.

"Quần thể hổ tại Ấn Độ ngày càng lớn, điều này khiến số lượng hổ bị chết cũng tăng thêm. Tuy nhiên, việc số lượng hổ bị chết tăng lên mức nhiều nhất trong vòng 10 năm qua là một điều đáng buồn và cần phải được cảnh báo về tình trạng bảo tồn", SP. Yadav, giám đốc NTCA, chia sẻ.

Yadav cho biết tuổi thọ trung bình của loài hổ trong tự nhiên tại Ấn Độ là từ 10 đến 12 năm tuổi, do vậy trong số 163 trường hợp hổ bị chết trong 11 tháng đầu năm 2023, có không ít trường hợp hổ chết vì tuổi già.

Số lượng hổ con chết nhiều trong năm 2023 cho thấy tỷ lệ sinh sản của hổ tại Ấn Độ cũng có sự tăng trưởng. Theo các nhà khoa học, chỉ 50% số lượng hổ con được sinh ra có khả năng sống đến lúc trưởng thành.

Tuy nhiên, các chuyên gia về động vật hoang dã cho biết sự gia tăng về số lượng hổ chết tại Ấn Độ là vấn đề cần được xem trọng và làm dấy lên mối lo ngại về việc bảo tồn của loài động vật này.

"Mặc dù các quan chức có thể cho rằng sự gia tăng số ca tử vong của hổ có thể do tuổi già hoặc lý do tự nhiên, nhưng cần phải điều tra kỹ lưỡng nguyên nhân dẫn đến cái chết để đảm bảo tính bền vững của quần thể hổ", một chuyên gia động vật hoang dã Ấn Độ chia sẻ. "Cần phải tìm rõ nguyên do để có các biện pháp bảo tồn thích hợp".

Ấn Độ là nơi sinh sống của 2/3 số lượng hổ hoang dã trên toàn cầu. Theo kết quả điều tra vào cuối năm 2022, tại Ấn Độ có 3.682 cá thể hổ, tăng từ 2.967 con vào năm 2018. Bang Madhya Pradesh là nơi có quần thể hổ lớn nhất tại Ấn Độ, với 785 cá thể, tiếp sau đó là bang Karnataka (563 cá thể), Uttarakhand (560) và Maharashtra (444).

Số lượng hổ tăng nhiều làm tăng số vụ đụng độ giữa loài động vật ăn thịt này với con người. Không ít người dân sống tại các ngôi làng gần rừng và trong khu bảo tồn thiên nhiên của Ấn Độ bị hổ tấn công, ăn thịt.

Người dân đã tìm nhiều cách khác nhau để xua đuổi hoặc giết chết hổ xâm phạm vào làng của mình, tuy nhiên, luật pháp tại Ấn Độ nghiêm cấm hành vi xâm hại động vật hoang dã và người vi phạm có thể bị xử phạt tù.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Linh dương sừng kiếm hồi sinh sau khi được tuyên bố là tuyệt chủng

Linh dương sừng kiếm hồi sinh sau khi được tuyên bố là tuyệt chủng

510 con linh dương con đã được sinh ra trong tự nhiên, đánh dấu sự khởi đầu mới cho giống loài từng bị liệt vào danh sách tuyệt chủng.

Đăng ngày: 15/12/2023
Động vật ngoại lai đe dọa tới đa dạng sinh học bản địa tại Nhật Bản

Động vật ngoại lai đe dọa tới đa dạng sinh học bản địa tại Nhật Bản

Các loài xâm lấn gây ra nhiều thiệt hại cho hệ động thực vật bản địa của Nhật Bản, như trường hợp loài sóc Formosan. Việc bắt và tiêu hủy quần thể này một cách nhân đạo là giải pháp phù hợp nhất.

Đăng ngày: 15/12/2023
Báo tuyết: Bậc thầy ngụy trang, có thể tàng hình trước ống kính máy ảnh và đôi mắt của con người

Báo tuyết: Bậc thầy ngụy trang, có thể tàng hình trước ống kính máy ảnh và đôi mắt của con người

Báo tuyết (Panthera uncia) là một loài thuộc Họ Mèo lớn sống trong các dãy núi ở Nam Á và Trung Á.

Đăng ngày: 14/12/2023
Cá thể chim quý hiếm sở hữu 2 màu lông đối nghịch

Cá thể chim quý hiếm sở hữu 2 màu lông đối nghịch

Màu sắc tuyệt đẹp của cá thể chim đã khiến giới điểu học ngỡ ngàng.

Đăng ngày: 14/12/2023
Cá sấu trắng siêu hiếm chào đời ở Mỹ

Cá sấu trắng siêu hiếm chào đời ở Mỹ

Một con cá sấu trắng siêu hiếm vừa chào đời ở công viên bò sát bang Florida - Mỹ.

Đăng ngày: 12/12/2023
Phát hiện loài cua nước ngọt mới tại Quảng Ninh

Phát hiện loài cua nước ngọt mới tại Quảng Ninh

Một loài cua hoàn toàn mới được phát hiện khi các nhà khoa học điều tra, kiểm kê, thiết lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

Đăng ngày: 12/12/2023
Phát hiện ba loài chim quý hiếm ở đầm Trà Ổ

Phát hiện ba loài chim quý hiếm ở đầm Trà Ổ

Các cá thể cò mỏ thìa, te mào, choắt mỏ thẳng đuôi đen đang có nguy cơ tuyệt chủng được phát hiện ở khu vực đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ.

Đăng ngày: 12/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News