Hải âu lớn đã từng tồn tại ở Bắc Đại Tây dương

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã khai quật khu sinh sản hoá thạch đầu tiên của chim hải âu lớn tại đảo Bermuda. Địa điểm này chứa nhiều xương của chúng song không có một cá thể nào sống tại đó ngày nay cũng như ở những nơi khác trên Bắc Đại Tây Dương.

Theo Storrs Olson thuộc Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia tại Washington DC, cách đây 400.000 năm, nước biển gia tăng tới hơn 20m trên mức hiện nay đã đẩy chim hải âu lớn ra khỏi vùng này. Ông nói: ''Chúng hẳn là vẫn ở đó nếu mực nước biển không tăng lên. Mực nước biển gia tăng trong tương lai do hiện tượng ấm hoá toàn cầu cũng có thể gây ra tác động tương tự đối với các loài chim và sinh vật sống ở ven bờ''.

Mọi loài chim từng ở Bermuda đều là hải âu lớn có đuôi ngắn (Phoebastria albatrus). Loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng cao này hiện còn sinh sống trên một vài hòn đảo ở ngoài khơi Nhật Bản. Những người sưu tập lông vũ đã làm cho chúng gần như tuyệt diệt cách đây một thế kỷ. Ở những nơi khác, chim hải âu lớn đang bị đe doạ bởi hoạt động đánh bắt cá.

Chim hải âu lớn sinh sản trên các đảo. Con người luôn thắc mắc liệu có một lãnh địa của loài này ở Bắc Đại Tây Dương hay không và nếu có thì nó ở đâu. Hiện họ đã tìm ra câu trả lời. Lãnh địa Bermuda bị chôn vùi nhiều mét dưới cát trong một cơn bão, bao gồm cả cá thể chim trưởng thành, trứng và chim con. Nó bị ngập nước vào khoảng thời gian dải băng Tây Nam Cực tan chảy, làm nước biển đột ngột gia tăng. Nước biển gia tăng có lẽ đã nhấn chìm các địa điểm sinh sản trên Bermuda cũng như nhiều đảo khác.

Cách đây khoảng 5 triệu năm, một loài hải âu lớn cũng đã tồn tại ở Bắc Đại Tây dương. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, sự hợp nhất của Bắc và Nam Mỹ cách đây khoảng 3 triệu năm đã tách biệt Thái Bình dương và Đại Tây dương. Sự kiện đó có lẽ đã làm thay đổi các điều kiện đại dương, làm cho loài hải âu lớn Đại Tây dương càng khó sống hơn. Hải âu lớn đuôi ngắn hiện sống ở Bắc Thái Bình dương. Thỉnh thoảng chúng bay lạc đường tới Anh từ Nam Bán cầu và hiện vẫn chưa rõ tại sao chúng chưa bao giờ trở lại sinh sống ở Bắc Đại Tây dương.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News