Hải cẩu chết hàng loạt tại bờ biển Kazakhstan
Cuộc điều tra hôm 25/3 vừa qua đã phát hiện xác 35 cá thể hải cẩu Caspi (Pusa caspica) chết trên bờ biển Caspi gần thành phố cảng Bautino phía Tây Nam Kazakhstan, gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng suy giảm số lượng ngày một nhanh chóng của loài động vật biển quý hiếm này.
>>> Hải cẩu có thể tuyệt chủng do biến đổi khí hậu
Hải cẩu Caspi
Đây là loài nguy cấp (EN) theo phân loại của Sách đỏ IUCN với hơn 90% số lượng quần thể bị suy giảm kể từ những năm 30 của thế kỷ XX, chủ yếu do nạn săn trộm, hoạt động đánh bắt của ngư dân, quá trình phát triển gần bờ và xa bờ. Chính những điều này càng gây thêm khó khăn cho các nỗ lực bảo tồn loài của Chính phủ Kazakhstan cũng như các tổ chức bảo tồn trong nước và quốc tế.
Điều đáng nói, cả 35 cá thể trên đều là con non. Bộ Nông nghiệp Kazakhstan đang tiến hành điều tra vụ việc, với nhận định ban đầu rằng hải cẩu chết có thể do những thay đổi môi trường sống tại nơi cư trú và do cả hoạt động của con người, như xây dựng các giàn khoan dầu ở phía Bắc biển Caspi hay xây dựng các hòn đảo nhân tạo đe dọa nơi sinh sản của hải cẩu.
Biển Caspi, nằm giữa Iran, Azerbaijan, Nga, Kazakhstan và Turkmenistan, là nơi cư trú duy nhất trên thế giới của hải cẩu Caspi. Trong suốt thời gian qua, số lượng loài đã bị suy giảm nghiêm trọng, từ 1 triệu cá thể nay giảm xuống chỉ còn khoảng 110.000 cá thể. Đặc biệt, loài này rất dễ bị tổn thương bởi các tác động dẫn tới phá hủy nơi cư trú của chúng.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.
