Hài cốt 9.000 năm tuổi hé lộ sự sụp đổ của thành phố cổ

742 bộ hài cốt ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy con người thời cổ đại cũng phải chịu áp lực của cuộc sống đô thị đông đúc và bệnh tật.

Hài cốt 9.000 năm tuổi hé lộ sự sụp đổ của thành phố cổ
Bộ hài cốt 9.000 năm tuổi được khai quật ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Live Science).

Các nhà khảo cổ gần đây đã phát hiện việc chuyển đổi từ tự tìm kiếm thức ăn sang lối sống nông nghiệp cộng đồng đặt ra nhiều thách thức cho người dân ở Çatalhöyük từ 9.000 năm trước. Đây là một vùng thuộc miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ rộng 32 mẫu nhưng lại có tới 8.000 người sinh sống. Dân cư đông đúc và những yếu tố khác đã khiến môi trường sinh sống ở đây trở nên khắc nghiệt, con người cảm thấy stress, căng thẳng và tìm đến bạo lực. Người dân phải trèo vào nhà mình bằng thang. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Science.

Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy 25% trong số 95 bộ xương có vết nứt toác ở hộp sọ. Có thể họ đã bị giết vì một cú đập rất mạnh từ những viên đất sét to. Trong số 742 bộ hài cốt, 33%  có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn. 13% răng phụ nữ và 10% răng nam giới bị hư hỏng. Họ đã ăn quá nhiều ngũ cốc so với các nhóm thực phẩm khác. Điều kiện vệ sinh cực kỳ kém, các bức tường và sàn nhà có dư lượng phân người và động vật.

Hài cốt 9.000 năm tuổi hé lộ sự sụp đổ của thành phố cổ
Nhà nghiên cứu Nada Elias khai quật một bộ xương người trưởng thành tại Çatalhöyük. (Ảnh: Scott Haddow).

"Cuộc sống chật chội, đông đúc, nhà cửa quá sát nhau khiến dịch bệnh lây lan. Đây cũng là yếu tố lớn biến Çatalhöyük dần trở thành một thành phố chết", giáo sư nhân chủng học Clark Spencer Larsen, Đại học Bang Ohio nói và cho rằng "Çatalhöyük là một trong những cộng đồng đô thị đầu tiên trên thế giới và cư dân đã trải qua những gì xảy ra như khi bạn đưa nhiều người đến một khu vực nhỏ trong thời gian dài. Điều này tạo tiền đề cho những điều chúng ta đối mặt hiện nay và những thách thức loài người luôn gặp phải trong đời sống đô thị".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy con đường hành hương chúa Giêsu từng đi bộ

Tìm thấy con đường hành hương chúa Giêsu từng đi bộ

Con đường hành hương 2.000 năm tuổi được tìm thấy ở Jerusalem mới đây được cho chính là con đường Chúa Giêsu đã từng đi bộ.

Đăng ngày: 01/07/2019
Tìm thấy tàn tích của đế chế cổ đại bí ẩn ở Iraq

Tìm thấy tàn tích của đế chế cổ đại bí ẩn ở Iraq

Việc tìm kiếm các tàn tích mang lại một số bảng đất sét mà các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng dịch để khám phá bí mật.

Đăng ngày: 01/07/2019
Cá sấu cổ đại là động vật ăn chay

Cá sấu cổ đại là động vật ăn chay

Các nhà cổ sinh vật học đã xác định rằng một số nhóm cá sấu không phải loài ăn thịt như hậu duệ của mình.

Đăng ngày: 01/07/2019
Xây khách sạn, đào phải 13 nền văn minh cổ đại

Xây khách sạn, đào phải 13 nền văn minh cổ đại

Một khách sạn tại Thổ Nhĩ Kỳ phải mất 10 năm để xây xong bởi hàng loạt di tích thuộc về 13 nền văn minh khác nhau lần lượt lộ ra khiến họ phải đảo lộn thiết kế để bảo tồn.

Đăng ngày: 29/06/2019
Bí ẩn nơi chôn cất “huyền bí” 4.000 năm tuổi ở Anh

Bí ẩn nơi chôn cất “huyền bí” 4.000 năm tuổi ở Anh

Các nhà khảo cổ đang khai quật một số ngôi mộ cổ có niên đại 4.000 năm tuổi trên một hòn đảo của Anh được cho có liên quan đến nhiều yếu tố thần thoại với trật tự bí ẩn của các thầy tu được gọi là Druids.

Đăng ngày: 29/06/2019
Loài chim thời tiền sử nặng nửa tấn và cao 3,5m

Loài chim thời tiền sử nặng nửa tấn và cao 3,5m

Các chuyên gia phát hiện loài chim khổng lồ chạy rất nhanh, sống cách đây 1,5-2 triệu năm, có thể từng là mục tiêu của thợ săn thời tiền sử.

Đăng ngày: 28/06/2019
Cyprus lần đầu tiên tìm thấy một xác tàu đắm thời La Mã

Cyprus lần đầu tiên tìm thấy một xác tàu đắm thời La Mã

Bộ Cổ vật Cyprus ngày 27/6 cho biết địa điểm phát hiện xác tàu đắm nằm ở vùng biển phía Đông Nam đảo Cyprus, gần khu nghỉ dưỡng được nhiều người biết đến Protaras.

Đăng ngày: 28/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News