Hài cốt bị cuốn trôi vì nước biển dâng
Quan tài và hài cốt của ít nhất 26 binh sĩ Nhật mới đây bị cuốn trôi khỏi nơi chôn cất ở quốc đảo Marshall, phía tây Thái Bình Dương, dưới tác động của hiện tượng nước biển dâng cao.
"Nhiều quan tài và hài cốt bị nước biển cuốn trôi khỏi nơi chôn cất. Đây là điều rất nghiêm trọng. Chúng tôi cho rằng đây là hài cốt của các binh sĩ Nhật, qua đời từ Thế chiến II", Reuters dẫn lời ông Tony de Brum, Ngoại trưởng Cộng hoà Quần đảo Marshal, phát biểu bên lề hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Đức.
Một nơi chôn cất ở đảo san hô Ailinglaplap của quần đảo Marshall có nguy cơ bị de dọa khi nước biển dâng cao. (Ảnh: AFP)
Xương cốt được tìm thấy ở đảo Santo, sau các đợt thủy triều dâng kéo dài từ tháng hai đến tháng 4. Trong nhiều tháng gần đây, những quả bom thời chiến chưa phát nổ và thiết bị quân sự khác cũng được phát hiện trôi dạt ở khu vực này.
Nước biển dâng cao là một trong những tác động thiên nhiên đe dọa nghiêm trọng đến quần đảo Marshall, nơi mà điểm cao nhất cũng chỉ có độ cao hơn hai mét so với mực nước biển.
Một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng, những thay đổi của sức gió và dòng nước ở Thái Bình Dương đồng nghĩa với việc mức nước biển ở khu vực này đã tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới, kể từ những năm 1990. Đối với các quốc đảo, thủy triều dâng khiến nước muối thấm vào đất, ảnh hưởng đến đời sống thực vật và nhiều loại cây như dừa hay sa kê.
Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng ấm lên toàn cầu đã làm mực nước biển trên thế giới tăng lên khoảng 19cm trong thế kỷ qua, khiến mức độ ảnh hưởng của các cơn bão lớn hay thủy triều dâng ngày càng nặng nề. Dưới tác động của hiện tượng này, số lượng sông băng và nhiều chỏm băng tan chảy cũng nhiều hơn.
Cộng hoà Quần đảo Marshal nằm giữa Hawaii và Australia. Đây là nơi xảy ra nhiều trận chiến khốc liệt trong Thế chiến II, khi Mỹ đánh bại Nhật Bản, quốc gia vốn có một căn cứ hải quân tại đây. Quân đội Mỹ cũng có một căn cứ trên quần đảo này và sử dụng nó để thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
