Hãi hùng cảnh cá sấu sổng chuồng trong lũ ở Thái Lan
Hơn 100 con cá sấu được tin là đã thoát khỏi các trang trại cá sấu ở Thái Lan sau khi lũ lụt nghiêm trọng trong hơn nửa thế kỷ qua đã làm ngập các chuồng trại và đưa chúng tới các khu vực ngoại ô phía bắc Bangkok.
>>> Video: Bắt cá sấu sổng chuồng tại Thái Lan
Người dân đứng quanh 2 con cá sấu bị bắt và bị giết chết tại
quận Bangbuatong của tỉnh Nonthaburi, phía bắc Bangkok.
Các quan chức và người dân tại quận Bangbuatong đã bắt được 8 con
cá sấu đi hoang hồi cuối tuần qua trên một con đường bị ngập.
2 con cá sấu đã bị bắn chết và những con còn lại được nhốt
cẩn thận để đưa tới các trang trại nuôi.
Hiện chưa có thông báo về việc cá sấu xổng chuồng gây hại cho con người.
Một số nguồn tin cho biết hơn 100 con cá sấu được cho là đã bị xổng chuồng tại các
trang trại ở phía bắc Thái Lan. Tuy nhiên, không ai biết chính xác là bao nhiêu.
Chính phủ Thái Lan đã lưu ý người dân cảnh giác về nguy cơ cá sấu xổng
chuồng kể từ khi nước lũ dâng cao hồi đầu tháng này.
Giới chức cũng tuyên bố thưởng 1.000 bath (khoảng 32USD) cho mỗi con cá sấu bị bắt sống.
Thái Lan là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu các sản phẩm
cá sấu, với khoảng 200.000 con được nuôi tại 30 trang trại trên khắp cả nước.
Một con trăn dường như cũng bị xổng chuồng và bị
bắt tại quận Don Muang, phía bắc Bangkok.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
