Hai loài chim có khả năng siêu "dị": Ăn gấp đôi trọng lượng cơ thể và lý do là...

Để chuẩn bị cho chuyến bay thẳng một mạch vượt biển Đại Tây Dương hoặc vượt Vịnh Mexico, hai loài chim tí hon này sẽ nỗ lực ăn gấp đôi trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Để đến khi sẵn sàng lên đường, chúng cũng đã nặng gấp đôi.

Vốn dĩ, cố gắng tích lũy chất béo để chuẩn bị cho chuyến di cư dài là chuyện hết sức bình thường đối với các loài chim di trú.

Mẹ thiên nhiên tuy hào phóng nhưng đôi lúc cũng rất khắc nghiệt. Chim Limosa lapponica (290g) phải bay một mạch từ Alaska tới New Zealand trong suốt 9 ngày mà không ngừng nghỉ, không săn mồi. Chim dẽ lưng nâu chỉ nặng 140g thì lại liên tục đi-về giữa Nam Mỹ và Bắc Cực vì sinh tồn. Nếu tính tổng đường bay một đời của nó, người ta thấy còn nhỉn hơn khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng (384.403km) vài dặm đường.

Nhưng nhân vật chính của chúng ta ngay hôm nay không phải là 2 chú chim kể trên đâu, mà là 2 loài nhỏ bé hơn thế gấp nhiều lần là chim ruồi họng đỏ (Archilochus colubris) và chim chích Blackpoll (Setophaga striata). Chim ruồi họng đỏ bình thường chỉ nặng từ 2-3g, còn chim chích Blackpoll thì khá khẩm hơn, được hẳn 12g.

Hai loài chim có khả năng siêu dị: Ăn gấp đôi trọng lượng cơ thể và lý do là...
Chim chích Blackpoll (trái) và chim ruồi họng đỏ.

Có điều dù nhỏ xíu như thế, chúng cũng vẫn là chim di trú. Khi tiết thu về trên vùng Bắc Mỹ, cả hai nhà lông vũ tí hon này đều cật lực tăng cân, và chúng tăng cân rất... đị

Chim chích Blackpoll – bay thẳng một lèo 80h để vượt Đại Tây Dương

Mùa thu về trên vùng đất Bắc Mỹ cũng là lúc cây cối trút lá, trơ cành trụi. Trong cái nền thiên nhiên hoang tàn ấy, những chú chim chích Blackpoll siêu bé với sắc lông giản dị cũng dường như nổi bật hơn. Dù chào đời và lớn lên ở đây, song chúng vẫn phải lo chuẩn bị một chuyến bay cực dài trước khi mùa đông thật sự tràn về.

Cơ thể nhỏ bé nhưng chim chích Blackpoll lại tiềm ẩn một khả năng chinh phục đường dài vô địch. Trong suốt khoảng 3 ngày trời, có khi lên tới 80 tiếng, chúng sẽ bay không ngừng nghỉ, cắt một đường thẳng băng qua biển Đại Tây Dương để đến Colombia hoặc Venezuela.

Hai loài chim có khả năng siêu dị: Ăn gấp đôi trọng lượng cơ thể và lý do là...
Dù bé nhưng chim chích Blackpoll lại tiềm ẩn một khả năng chinh phục đường dài vô địch.

Với chuyến bay thẳng một lèo như thế, chúng tất nhiên phải lo dự trữ sao cho đủ năng lượng. Chúng sẽ ngấu nghiến mọi thứ có thể, cố gắng làm sao cho trọng lượng tăng gấp đôi càng nhanh càng tốt.

Thức ăn chủ yếu của chim chích Blackpoll là côn trùng và quả mọng. Song trước lúc di cư, chúng sẽ xơi luôn cả nhện, trứng nhện lẫn rệp vảy nữa. Đến khi cân nặng tăng gấp đôi, chúng sẽ nhắm thẳng hướng đích đến mà cất cánh.

Chim ruồi họng đỏ - chinh phục Vịnh Mexico bằng 20h đập cánh liên hồi

Dù sao cũng không quá khó để chim chích Blackpoll tăng cân, vì thức ăn của chúng hết sức đa dạng, giàu dinh dưỡng. Còn với chim ruồi họng đỏ thì khác! Chúng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào mật hoa.

Hai loài chim có khả năng siêu dị: Ăn gấp đôi trọng lượng cơ thể và lý do là...
Chim ruồi họng đỏ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào mật hoa.

Với trọng lượng trung bình chỉ 2-3g, sải cánh thì nhỏ bé, chim ruồi họng đỏ cũng chẳng thích thú gì với việc di cư. Nhưng khi mùa đông đến, cây cối ở Canada, Mỹ và nam Mexico - những địa bàn sinh sống chủ yếu của chúng - cũng không còn trổ bông nữa. Thế nên chúng bắt buộc phải vượt qua Vịnh Mexico để tới Panama, nơi tiết trời hãy còn ấm áp.

Và mặc dù không phải bay xa quá xa, chúng vẫn cần đập cánh bay liên tục không ngừng nghỉ trong suốt 18-20h. Sau gần trọn một ngày này, chim ruồi họng đỏ đốt cháy hẳn chừng 1/3 trọng lượng cơ thể.

Ngay cả nhịp sống cũng luôn nhanh và gấp

Nếu đã từng xem video về chim ruồi, bạn sẽ thấy chúng hình như chẳng lúc nào thôi đập cánh. Ngay cả trong lúc đang hút mật, đôi cánh nhỏ xíu của chúng vẫn vẫy liên hồi, giữ cơ thể lơ lửng như đứng yên trong không trung.

Theo xác nhận của các nhà khoa học, chim rồi họng đỏ đập cánh những 70 lần/giây trong khi đang bay và tận 200 lần/giây khi nó "đứng yên" trên không. Đến nhịp tim của chim ruồi họng đỏ cũng nhanh khủng khiếp, những 225 lần/phút khi nó nghỉ ngơi, và 1200 lần/phút khi nó đang bay.

Hai loài chim có khả năng siêu dị: Ăn gấp đôi trọng lượng cơ thể và lý do là...
Chim rồi họng đỏ đập cánh những 70 lần/giây trong khi đang bay.

Để phục vụ cho nhịp sống gấp gáp ấy, nhà chim ruồi phải ăn liên hồi. Theo tính toán của nhà nghiên cứu Anusha Shankar, nếu quy đổi khả năng ăn thần thánh của chim ruồi sang con người, thì nó tương đương với một người phải ăn tới 300 chiếc bánh hamburger/ngày.

Và để chuẩn bị cho chuyến bay vượt Vịnh Mexico, chúng thậm chí còn hút mật điên cuồng hơn, có thể nhồi nhét hẳn gấp đôi trọng lượng của chính mình mỗi ngày. Để đến khi đã sẵn sàng lên đường, cân nặng của nó cũng tăng gấp đôi, lên tới 6g.

Một điều thú vị nữa ở nhà chim ruồi là chúng cực kỳ độc lập và... keo kiệt. Mỗi một con chim ruồi đều cố gắng khoanh vùng, thống trị một địa bàn, giữ khư khư những bông hoa đầy ắp mật ngọt làm của riêng.

Những con chim ruồi khác cũng có thể lẻn vào hút trộm. Tuy nhiên, chúng sẽ phải trả giá đắt nếu bị "chủ nhà" phát hiện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật đáng buồn đằng sau loài khi đen toàn thân đang dần chuyển thành màu vàng

Sự thật đáng buồn đằng sau loài khi đen toàn thân đang dần chuyển thành màu vàng

Khởi đầu từ tứ chi, lan xuống lưng và đuôi, rồi thậm chí có những con khỉ chuyển hẳn thành màu vàng trong khi tên chúng là khỉ đen. Lý do là gì?

Đăng ngày: 10/12/2018
5 loài vật sẽ khiến bạn phải khốn khổ nếu bị cắn bởi những

5 loài vật sẽ khiến bạn phải khốn khổ nếu bị cắn bởi những "tác dụng phụ" quái dị

Bị động vật cắn tất nhiên là đau. Không đau thì cũng ngứa ngáy khó chịu, còn nặng thì có thể dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 10/12/2018
Phát hiện “nàng tiên cá” huyền thoại ở Florida

Phát hiện “nàng tiên cá” huyền thoại ở Florida

Các nhà khoa học vừa bắt được loài kỳ giông kì lạ thuộc loài lưỡng cư trong vài thập kỷ qua đã tưởng như biến mất.

Đăng ngày: 09/12/2018
Kỳ lạ loài tò vò

Kỳ lạ loài tò vò "bắt hồn nhện" trong rừng rậm Amazon

Loài tò vò có tên gọi quốc tế Hymenoptera Zatypota này có thể “bắt hồn” loài nhện mà chúng ký sinh trên đó và biến những động vật này thành những “xác sống” (zombie).

Đăng ngày: 09/12/2018
Bí kíp thuần hóa chó sói của cô gái 20 tuổi

Bí kíp thuần hóa chó sói của cô gái 20 tuổi

Theo tờ scmp, Zhou Xinyue, 20 tuổi, hiện đang nuôi dưỡng bầy chó sói trong một vùng quê ngoài thành thành phố Xích Phong, Nội Mông, Trung Quốc.

Đăng ngày: 09/12/2018
Hơn 300 con gà đau tim chết sạch vì... hãi hùng thứ tiếng này

Hơn 300 con gà đau tim chết sạch vì... hãi hùng thứ tiếng này

Mới đây, tại Quảng Tây, Trung Quốc xảy ra câu chuyện hy hữu, đàn gà đau tim gồm 364 con chết sạch vì bị âm thanh của trực thăng dọa sợ đến đau tim, chết ngay tại chỗ.

Đăng ngày: 08/12/2018
Linh cẩu và cá sấu lần lượt tung đòn bất ngờ giết chết chó hoang

Linh cẩu và cá sấu lần lượt tung đòn bất ngờ giết chết chó hoang

Video trích từ một tập trong seri phim tài liệu Dynasties cho thấy cảnh hai chó hoang bị tấn công đến chết bởi linh cẩu và cá sấu.

Đăng ngày: 07/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News