Hai mảnh vỏ Trái đất nghiến nhau ngày càng chặt, chuẩn bị "bùng nổ"

Nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy Đứt gãy San Andreas - được tạo ra bởi 2 mảnh vỏ Trái đất đang va chạm - tiềm tàng những mối đe dọa lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta biết về nó.

Theo Daily Mail, Đứt gãy San Andreas được biết đến với 2 phần tĩnh và một phần di chuyển chậm. Phần tĩnh được cho là những phần nguy hiểm bởi chúng đang mài vào nhau và từ từ tích tụ năng lượng, có thể gây ra động đất khổng lồ trong tương lai. Phần chuyển động chậm, nơi 2 mảng kiến tạo tìm được đường để trượt lên nhau, thường giải phóng năng lượng thông qua những cơn rung động nhỏ nên ít nguy hiểm.

Hai mảnh vỏ Trái đất nghiến nhau ngày càng chặt, chuẩn bị bùng nổ
Đứt gãy Andreas với phần màu đỏ là phần tĩnh, phần vàng là phần động - (Ảnh: Daily Mail).

Tuy nhiên phân tích mới cho thấy chính phần chuyển động chậm đó cũng tiềm ẩn thảm họa.

Phần chuyển động chậm này nằm ở phần trung tâm của đứt gãy dài 800 dặm và hiện 2 mảng kiến tạo đang trượt qua nhau với tốc độ ổn định 26 mm/năm.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chất học động đất Genevieve Coffey từ GNS Science ở New Zealand đã lấy mẫu đá ở độ sâu 2 dặm dưới bề mặt khu vực chuyển động "bình yên" này nhận thấy chỉ trong vòng vài trăm năm, đã từng có những trận động đất lớn xảy ra ở đây chứ không phải cách đây hàng triệu năm như tính toán trước đó.

Trong đó, có những trận động đất lên tới 7 độ richter. Dữ liệu này được phản ánh trong các phân tích hóa học giúp đo độ nóng của đá trong các trận động đất trước đây.

Như vậy, tin xấu là California có thể phải sẵn sàng để đón "Big One", một trận động đất giả thuyết không chỉ gây ra bởi 2 phần tĩnh ở cực Nam và cực Bắc đứt gãy, mà bởi cả 3 phần.

Trước đó, vào năm 1906, một trận động đất thảm khốc lên tới 7,9 độ Richter đã xảy ra ở San Francisco, gần như san bằng thành phố ở khu vực phía Bắc của đứt gãy này.

Mảng kiến tạo chính là các mảnh vỏ Trái đất. Trái đất ước tính có 15-20 mảnh vỏ như thế, không ngừng trượt lên nhau. Hoạt động kiến tạo mảng rất quan trọng để hành tinh giữ được khí quyển và khí hậu ổn định, giúp duy trì sự sống, nhưng cũng gây ra những biến động địa chất đáng lo ngại như động đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiện tượng kỳ dị: Trăng máu làm hàng loạt sinh vật

Hiện tượng kỳ dị: Trăng máu làm hàng loạt sinh vật "rơi tự do"

Trăng tròn ma mị khiến hàng loạt sinh vật bay của Trái đất như bị hút lấy, bay lên rất cao, để rồi bất ngờ đồng loạt mất độ cao khi trăng thường chuyển thành trăng máu.

Đăng ngày: 21/03/2022
Cánh đồng dung nham 'ngoài hành tinh' 15.000 năm

Cánh đồng dung nham 'ngoài hành tinh' 15.000 năm

Cánh đồng hình thành từ những vụ phun trào núi lửa cổ xưa độc đáo đến mức được NASA chọn làm nơi huấn luyện phi hành gia lên Mặt Trăng.

Đăng ngày: 20/03/2022
Điều gì xảy ra nếu ăn hành tây mỗi ngày?

Điều gì xảy ra nếu ăn hành tây mỗi ngày?

Hành tây thường được biết đến với tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim, xương và đường ruột, nhưng có nhiều ưu điểm hơn nhiều người có thể ngạc nhiên.

Đăng ngày: 20/03/2022
Cầu treo một nhịp dài nhất thế giới

Cầu treo một nhịp dài nhất thế giới

Cầu treo Lvzhijiang dài 798 m nằm giữa hai vách núi dốc ở Vân Nam sẽ thông xe vào cuối tháng sau.

Đăng ngày: 20/03/2022
Siêu xe biến đổi thành máy bay trong 3 phút

Siêu xe biến đổi thành máy bay trong 3 phút

Công ty kỹ thuật AeroMobil giới thiệu mẫu taxi bay 4 chỗ đầu tiên trên thế giới có thể bắt đầu chở khách từ năm 2027.

Đăng ngày: 20/03/2022
Càn Long sau khi qua đời: Xương cốt ngâm nước bẩn 30 ngày, sọ bị đập nát, vì sao?

Càn Long sau khi qua đời: Xương cốt ngâm nước bẩn 30 ngày, sọ bị đập nát, vì sao?

Vì sao một vị hoàng đế quyền lực như Càn Long lại chịu cảnh 'thảm khốc' như vậy sau khi qua đời?

Đăng ngày: 20/03/2022
Giải ngố về niken - Thứ kim loại quý nhưng không hiếm đang khiến chuỗi cung ứng toàn cầu điêu đứng

Giải ngố về niken - Thứ kim loại quý nhưng không hiếm đang khiến chuỗi cung ứng toàn cầu điêu đứng

Chúng ta có số liệu, có câu chuyện lịch sử, chứng minh tầm quan trọng của nguyên tố hóa học niken, tên thật là “nickel”, nickname là “Ni”, số nguyên tử 28, và còn được gọi với cái tên dân dã là “kền”.

Đăng ngày: 19/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News