Hai nhóm thiên hà khối lượng gấp 100 nghìn tỷ lần Mặt Trời
Các nhà khoa học quan sát được hai nhóm thiên hà đang lao vào nhau với tốc độ 4,6 triệu km mỗi giờ, chuẩn bị hợp thành một cụm lớn.
Hầu hết thiên hà không tồn tại biệt lập. Thay vào đó, lực hấp dẫn kéo chúng lại với nhau thành những nhóm nhỏ hoặc cụm lớn với hàng trăm nghìn thành viên. Đôi khi, các tập hợp này tiếp tục bị lực hấp dẫn kéo lại, va chạm rồi hợp nhất.
NGC 6338 có thể là vụ va chạm và sáp nhập dữ dội nhất giữa hai nhóm thiên hà. (Ảnh: NASA).
Với dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, tàu vũ trụ XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Kính viễn vọng Vô tuyến Khổng lồ Metrewave ở Ấn Độ và Đài quan sát Apache Point ở Mỹ, các nhà nghiên cứu phát hiện hai nhóm thiên hà đang lao vào nhau với tốc độ khoảng 6,4 triệu km mỗi giờ. Đây có thể là vụ va chạm dữ dội nhất giữa hai nhóm thiên hà từng quan sát được, IB Times hôm 17/12 đưa tin.
Hai nhóm thiên hà mang tên chung là NGC 6338, cách Trái Đất khoảng 380 triệu năm ánh sáng và có tổng khối lượng gấp khoảng 100 nghìn tỷ lần Mặt Trời. Việc nghiên cứu NGC 6338 có thể giúp giới thiên văn hiểu thêm về quá trình tiến hóa và phát triển của các cụm thiên hà.
Nhóm nghiên cứu ước tính, 83% khối lượng của NGC 6338 là vật chất tối, 16% là khí nóng và chỉ 1% là sao. Điều này cho thấy hai nhóm thiên hà sẽ trở thành một cụm khổng lồ trong tương lai. Sau khi hợp nhất, nó sẽ tiếp tục hút các thiên hà khác nhờ lực hấp dẫn.
Đây không phải nghiên cứu đầu tiên về NGC 6338. Theo các nghiên cứu trước đó, quanh trung tâm của hai nhóm thiên hà có những vùng khí nhiệt độ thấp phát ra tia X gọi là "lõi nguội". Thông tin này giúp các nhà thiên văn tái dựng hình dạng của NGC 6338.
Dữ liệu mới từ Chandra và XMM-Newton chỉ ra, một số vùng khí của các lõi nguội dường như bị sóng xung kích từ vụ va chạm nung nóng. Mô hình máy tính từng dự đoán được hiện tượng này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể quan sát chi tiết hiện tượng khí bị nung nóng trong một vụ sáp nhập thiên hà. Điều này sẽ khiến một lượng khí nóng nhất định không thể nguội đi để tạo nên sao mới.
Một nguồn nhiệt khác thường gặp trong các nhóm và cụm thiên hà là năng lượng phát ra từ những luồng hạt tốc độ cao do hố đen siêu khối lượng phun ra. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chưa thấy dấu hiệu của các luồng hạt này trong NGC 6338.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
