Hai nữ phó giáo sư giành giải thưởng Kovalevskaia năm 2017
Bác sĩ trẻ trong lĩnh vực gene và giảng viên cao cấp Đại học Huế đạt giải thưởng có lịch sử hơn 30 năm dành cho nữ khoa học gia.
Ngày 2/3, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã công bố hai nhà khoa học nữ giành giải thưởng Kovalevskia năm 2017 là PGS Đinh Thị Bích Lân - giảng viên cao cấp, Viện Công nghệ sinh học (Đại học Huế) và PGS bác sĩ Trần Vân Khánh - Trưởng bộ môn Bệnh học phân tử, khoa Kỹ thuật Y học, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu Gen-Protein (Đại học Y Hà Nội).
Bác sĩ Trần Vân Khánh, một trong hai nữ khoa học gia nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2017. (Ảnh: Dương Tâm).
Ban tổ chức cho biết hai phó giáo sư đạt giải năm 2017 đều có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.
Bà Bích Lân sinh năm 1960, là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu tạo ra những sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng cao, như các loại kháng nguyên tái tổ hợp, các loại KIT chẩn đoán nhanh (que nhúng), văcxin tái tổ hợp, chế phẩm sinh học chứa kháng thể lòng đỏ trứng gà hay các tổ hợp lợn lai. Bà từng đạt các giải thưởng về khoa học công nghệ ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiều năm liền.
Bà Vân Khánh là nhà khoa học trẻ nhất được nhận giải trong lịch sử giải thưởng Kovalevskaia tại Việt Nam. Nữ bác sĩ sinh năm 1973 đã có nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học về liệu pháp điều trị gen, chẩn đoán trước sinh một số bệnh lý di truyền và người mang gen, chẩn đoán trước làm tổ một số bệnh lý di truyền hay bệnh học phân tử trong ung thư... Bà từng nhận bằng khen của Thủ tướng năm 2015 và nhiều bằng khen của Bộ Y tế.
"Tôi rất vui khi nhận được giải thưởng này vì bản thân đã rất tâm huyết với từng nghiên cứu. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng, tìm hiểu sâu nhiều loại bệnh lý hơn để có thể giúp ích, đem lại niềm vui cho nhiều bệnh nhân và gia đình hơn", bà Vân Khánh chia sẻ.
Lễ trao giải Kovalevskaia diễn ra vào ngày 6/3 tại Hà Nội. Học sinh, sinh viên sẽ có buổi giao lưu trực tiếp với hai nữ khoa học gia ngay sau lễ trao giải này.
Giải thưởng mang tên nhà nữ toán học lỗi lạc của Nga thế kỷ 19 - Sophia Kovalevskaia bắt đầu được trao cho các nhà khoa học nữ ở Việt Nam trong lĩnh vực khoa học tự nhiên từ năm 1985, đến nay đã có 17 tập thể và 48 cá nhân được trao giải. |

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
