Hai vết nứt băng đe dọa trạm nghiên cứu Nam cực

Vết nứt ngày càng lan rộng ở thềm băng Nam cực buộc trạm nghiên cứu di động của Anh phải đóng cửa lần hai để tránh nguy cơ trôi dạt.

Cơ quan Khảo sát Nam cực của Anh (BAS) đưa thông báo tuần trước về việc đóng cửa trạm Halley VI trên thềm băng Brunt ở biển Weddell trong mùa đông sắp tới ở cực nam từ tháng 3 đến tháng 11/2018 ngay sau khi kỳ hoạt động vào mùa hè kết thúc, theo Live Science.

Đây là mùa đông thứ hai liên tiếp trạm Halley VI phải đóng cửa vì nguy cơ bị mắc kẹt giữa hai vết nứt đang lớn dần ở thềm băng nổi dày 150 mét.


Trạm Halley VI di chuyển đến vị trí mới trên thềm băng Brunt hồi đầu năm. (Video: BAS).

Đánh giá gần đây nhất của các nhà băng hà học cho thấy tốc độ mở rộng của một kẽ nứt sâu trong lớp băng ở cách trạm Halley VI khoảng 20km đang tăng lên trong mùa đông 2017, và vết nứt thứ hai mang tên Halloween xuất hiện ở phía bắc trạm vào tháng 10/2016 cũng đang tiếp tục kéo dài về phía đông.

Đại diện BAS cho biết trạm Halley VI có thể được sơ tán an toàn nếu các vết nứt trở nên lớn tới mức tách khỏi phần chính của thềm băng, một hiện tượng có tên gọi "sự kiện sụt lở". Tuy nhiên, khi đối mặt với khả năng buộc phải tiến hành sơ tán giữa thời tiết khắc nghiệt, tối tăm và những vùng biển đóng băng của mùa đông Nam cực, BAS chọn cách đóng cửa trạm như một biện pháp đề phòng, theo giám đốc truyền thông Athena Dinar của BAS.

"Sự lan rộng của cả hai vết nứt trong suốt mùa đông vừa qua ở Nam cực làm gia tăng những mối lo ngại. Nếu nhân viên BAS trải qua mùa đông ở trạm và sự kiện sụt lở xảy ra, sẽ không có máy bay hay tàu thủy ở vùng lân cận để tham gia cứu hộ", Dinar nói.


Vết nứt Halloween nhìn từ trên cao. (Video: YouTube).

Trạm Halley VI luôn có một đội 14 nhà khoa học và kỹ thuật viên ở lại qua mùa đông. Họ vẫn tiếp tục thu thập dữ liệu từ các thiết bị thí nghiệm và vận hành trang bị của trạm trong những cơn bão mùa đông khắc nghiệt ở Nam cực.

Tập thể nhân viên có lịch trải qua mùa đông ở trạm Halley VI năm 2018 sẽ được phân bổ tới các trạm nghiên cứu Nam cực khác của BAS hoặc đưa trở về Anh.

"Chúng ta đang chứng kiến sức mạnh và tính khó lường của Tự nhiên. Sự an toàn của các nhân viên là ưu tiên hàng đầu đối với chúng tôi trong những trường hợp này. Kỳ hoạt động nghiên cứu trong mùa hè Nam cực của chúng tôi sẽ tiếp tục diễn ra như kế hoạch", Jane Francis, giám đốc BAS cho biết.

Trước năm 2012, kẽ nứt sâu ở tây nam trạm Halley VI giữ nguyên hiện trạng trong ít nhất 35 năm. Nhưng kẽ nứt mở rộng từ sau đó và dài thêm 1,7 kilomet mỗi năm. Sau khi vết nứt Halloween xuất hiện ở phía bắc trạm vào tháng 10/2016 với chiều dài 22km, BAS quyết định di dời trạm Halley VI tới địa điểm mới trên thềm băng, nơi có ít khả năng xảy ra sự kiện sụt lở hơn. Theo báo cáo của BAS, vết nứt Halloween đã tăng nhanh chóng từ khi xuất hiện lần đầu, và hiện nay chiều dài của nó là 37km.


Trạm Halley VI luôn có một đội 14 nhà khoa học và kỹ thuật viên ở lại qua mùa đông.

Các khoang của trạm Halley VI trang bị ván trượt tuyết và thiết kế cho phép kéo dọc mặt băng trong trường hợp cần di dời. Đầu tháng 1 năm nay, BAS bắt đầu kéo 8 khoang nặng 10 tấn của trạm Halley VI tới khu vực mới cách vị trí cũ khoảng 23km.

Trước khi bắt đầu đóng cửa vào tháng 3/2018, trạm Halley VI sẽ vận hành bình thường ở địa điểm mới trên thềm băng Brunt trong 4 tháng mùa hè. Cơ sở đang được các kỹ thuật viên "giã đông" sau 8 tháng không hoạt động, chuẩn bị tiếp nhận 73 nhân viên BAS tới Nam cực vào tuần này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 10/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News