Hàm lượng CO2 tăng mức kỷ lục

Ảnh: CO2.TV

Các nhà khí tượng Mỹ vừa ghi nhận được nồng độ CO2 trong bầu khí quyển đã gia tăng tới mức kỷ lục mới. Nồng độ CO2 cao nhất đo được khoảng 381 ppm (ppm: phần triệu).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng nồng độ CO2 trong năm 2005 cũng đạt mức kỷ lục tăng 2,6 ppm so với năm trước.

Cơ quan nghiên cứu Khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) đưa ra kết quả trên dựa vào các mẫu khí thu thập trên khắp thế giới, bao gồm cả dãy núi Rocky (Mỹ).

Một nhà phân tích thuộc NOAA nói, các số liệu kể trên cho thấy xu hướng gia tăng nồng độ CO2 trong bầu khí quyển thật đáng lo ngại. Trung bình, trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng của nó gấp 2 lần so với tốc độ gia tăng cách đây 30 năm.

"Chúng tôi không thấy một dấu hiệu nào của sự giảm đi nồng độ CO2. Chúng tôi chỉ thấy các nhân tố làm tăng tốc độ phát tán khí CO2", tiến sĩ Pieter Tans, trưởng nhóm nghiên cứu nói.

Nồng độ CO2 trong khí quyển là một mối quan tâm toàn cầu. Các nhà khí tượng lo ngại đây chính là một nhân tố có thể gây những thay đổi bất ngờ của khí hậu.

Giáo sư David King, cố vấn khoa học chính phủ Anh nói, kết quả về nồng độ CO2 trong khí quyển như trên đòi hỏi chúng ta phải có hành động khẩn cấp nhằm hạn chế sự phát tán khí carbon.

"Ngày nay, nồng độ CO2 vượt quá 380 ppm, cao hơn mức mà nó đã tồn tại cả triệu năm qua, cũng có thể là 30 triệu năm. Con người đang làm thay đổi thời tiết".
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News