Hầm rượu cổ chứa hàng ngàn cổ vật ẩn giấu chiếc cốc tàn phế lại là "báu vật trời ban"

Nói đến "khảo cổ học" có lẽ nhiều người nghĩ ngay đến những ngôi mộ cổ bí mật với lịch sử hàng ngàn năm.

Nhưng thật ra, khảo cổ học là một khái niệm rất sâu rộng, ngoài những ngôi mộ cổ, những di tích lịch sử, những cổ vật văn hóa, thì còn có những hình thức chôn cất kho báu tập trung trong hầm dưới lòng đất, gọi là "diếu tàng". Nói tới những "diếu tàng" được phát hiện trong khảo cổ học ở Trung Quốc không hiếm, chẳng hạn như diếu tàng ở thành phố Quyên Dương, An Khang thuộc tỉnh Thiểm Tây, hay diếu tàng ở Định Hưng, tỉnh Hà Bắc.

Tiêu biểu nhất phải kể tới "Diếu tàng Hà gia thôn" ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Khi nhắc tới những "văn vật" trong diếu tàng, những người am hiểu trong ngạch hẳn sẽ nghĩ tới Tần đồng, Hán ngọc, Đường kim, Tống thưu hay Nguyên Minh sứ. Và quả thật, những món đồ cổ quý giá được khai quật từ diếu tàng ở Hà gia thôn là những món đồ Đường kim. Trong số đó, có một chiếc cốc "tàn phế" khiến các chuyên gia giật mình vì tay nghề thủ công quá tinh xảo.

Nói đến đây, rất nhiều người sẽ thắc mắc "Tần đồng, Hán ngọc hay Nguyên Minh sứ" thì dễ hiểu rồi, nhưng Đường kim là gì? Câu trả lời không khó, Đường kim ở đây chính là chỉ những món đồ làm từ vàng nổi tiếng vào thời nhà Đường và thường thấy trong khảo cổ. Công bằng mà nói, chỉ riêng trong lĩnh vực khảo cổ thì các chuyên gia cũng thường hay gặp đồ bằng vàng. Về lý thuyết thì đồ bằng vàng không quý hiếm như những đồ cổ khác. Nhưng điều này cũng không phải là tuyệt đối, ví dụ như đồ vàng thời Đường, sự quý giá của nó không phải ở chất liệu vàng, mà là tay nghề thủ công khéo léo và kỹ năng tuyệt vời vô song.

Theo tìm hiểu xoay quanh "Diếu tàng Hà gia thôn", hàng nghìn món đồ bằng vàng, bạc và ngọc này được tình cờ phát hiện trong quá trình xây dựng ở Hà gia thôn thuộc tỉnh Thiểm Tây vào năm 1970. Điều này cũng hé lộ một góc bí ẩn về "Triều đại nhà Đường". Được biết, các chuyên gia tìm thấy rất nhiều bảo vật quốc gia trong khu di tích văn hóa được khai quật, có tới 271 mảnh hiện vật vàng bạc các loại, bao gồm: 8 thoi bạc, 22 bánh bạc, 60 miếng bạc lớn, ngoài ra còn có rất nhiều tiền xu bằng vàng, bạc, đồng v.v. Ngoài ra, còn có 3 đồ sứ mã não, 1 món đồ sứ lưu ly, 1 món đồ pha lê, 10 chiếc thắt lưng dát ngọc, 1 đôi vòng tay bằng ngọc bích và 13 món đồ trang sức bằng vàng.

Nhìn chung, chỉ tính riêng trọng lượng vàng tìm thấy trong hầm chứa Hà gia thôn đã lên tới 298 lượng. Bảo vật cấp quốc gia bao gồm có: "Bát vàng cánh sen hình thú vật", "Ấm hình túi da trạm nổi ngựa vàng"và "Hũ bạc trạm trổ hình vẹt vàng" được coi là những cổ vật bằng vàng bạc tiêu biểu.


Hũ bạc trạm trổ hình vẹt vàng


Ấm hình túi da trạm nổi ngựa vàng

Trong đó có chiếc "Cốc đầu thú bằng đá mã não" được xem là một cô phẩm đặc biệt trong hàng loạt cổ vật văn hóa tìm thấy, được xem là di vật văn hóa quý hiếm và bị cấm đem ra triển lãm ở nước ngoài.


Bát vàng cánh sen hình thú vật.

Thoạt nhìn trong số hàng ngàn bảo vật lấp lánh ánh bạc vàng, một chiếc cốc cao khoảng 5,9cm, đường kính 6,8cm, nặng 239 gam lại cực kỳ bắt mắt. Quả không ngoa khi nói rằng nó là thứ nổi bật nhất trong số "thịnh Đường kim khí".

Đây là một chiếc cốc chạm khắc những bông hoa văn tỉ mỉ, miệng loe, bụng cong, đường nét chạm khắc uyển chuyển, quai cốc hình số "6" được gắn cố định với cốc qua một miếng vàng hình chữ thập, thoạt nhìn có vẻ không có gì đặc biệt. Theo các nhà khảo cổ tham gia khai quật lúc bấy giờ, khi chiếc cốc được lấy ra từ trong ang dưới đất, những viên đã quý nhỏ khảm trên bụng cốc "lão hóa" lần lượt rơi xuống khiến họ sợ hãi toát mồ hôi lạnh. Cũng chính bởi vậy mà các chuyên gia đặt tên cho nó là "chiếc cốc vàng tàn phế".

Nói một cách chính xác, mặc dù những viên đá quý của chiếc cốc này đã mất đi, nhưng khi nhìn vào tác phẩm nghệ thuật bằng vàng với những hình hoa chạm nổi một cách tinh xảo này, người ta vẫn có thể cảm thận được một vẻ đẹp xuất chúng của nó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình làm ra chiếc cốc này cực kỳ phức tạp, sau khi thân cốc được hình thành, những người thợ kim hoàn thời xưa đã cẩn thận mài nhẵn và đánh bóng nó. Cho đến ngày nay nếu quan sát kỹ vẫn có thể nhìn thấy những nét đánh mài dày đặc trên thân cốc. Nói về hoa văn, trên thân cốc từ trên xuống dưới có hoa văn đắp nổi hình mây đối xứng nhau, chia cốc làm bốn đơn nguyên, mỗi đơn nguyên trang trí một bông hoa.

Nhìn kỹ thì thấy những bông hoa được tạo thành từ những dải vàng cán dẹt, nhỏ và mảnh, được gắn trên bề mặt thân cốc tạo ra một trang trí ba chiều mạnh mẽ; Ở mép ngoài cùng của những cánh hoa còn có các mối hàn tinh xảo gắn những hạt vàng nhỏ. Ở phần dưới bụng cốc có những hoa văn hình mây được gắn theo cùng một kiểu, bên ngoài gắn những hạt đá quý …Tuy nhiên, khi chiếc cốc được đưa lên khỏi mặt đất, những hạt đá quý này đã bị bong ra. Mặc dù vậy, người ta vẫn có thể hình dung được vẻ đẹp rực rỡ và tráng lệ ban đầu của chiếc cốc vàng này.


Đừng nói đến chuyện người xưa dệt "lụa vàng", chỉ có vào thời nhà Đường một nghìn năm trước, kỹ thuật "kéo thành lụa" của cổ nhân đã đủ gây chấn động thời cổ đại và hiện đại.

Để nói về công đoạn tạo ra một chiếc cốc vàng như vậy, phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất mà các thợ thủ công kim hoàn thời nhà Đường phải làm, trong đó đáng kể là kỹ thuật dệt vàng, dát vàng hay hàn gắn. Cái được gọi là "dệt vàng" là người xưa dùng độ dẻo và dễ uốn của vàng để kéo vàng (một gam vàng có thể được kéo thành sợi có đường kính 0,00434 mm và dài 3.500 mét), sau đó đập thành từng mảnh, rồi cắt nhỏ thành những sợi đều nhau, cuối cùng là đem những sợi này tạo thành các hoa văn theo mẫu rồi hàn trên bề mặt của đồ dùng, cả công đoạn yêu cầu sự tỉ mỉ và khéo léo.

Đừng nói đến chuyện người xưa dệt "lụa vàng", chỉ có vào thời nhà Đường một nghìn năm trước, kỹ thuật "kéo thành lụa" của cổ nhân đã đủ gây chấn động thời cổ đại và hiện đại. Trên đây mới chỉ là công đoạn gắn các sợi vàng, vậy còn "đính hạt vàng" thì sao? "Hạt vàng" được tạo ra bằng cách nấu chảy vàng, sau đó đổ từng giọt nhỏ vàng lỏng vào nước lạnh để nhanh chóng làm nguội. Lúc này "giọt vàng" gặp nước lạnh tạo ra tiếng nổ nhẹ tanh tách nên người ta còn hình dung và gọi công đoạn này là "tạc chu" (nổ hạt). Độ khó ở đây là phải tạo ra những hạt vàng đều nhau và kích thước theo yêu cầu.

Tất nhiên, "tạc chu" chỉ là một trong các bước. Sau đó, người thợ sẽ hàn từng hạt vàng nhỏ này lên bề mặt chiếc cốc để tạo thành những họa tiết tinh xảo khác nhau. Chỉ cần tưởng tượng thôi cũng đã thấy việc tạo ra chiếc cốc phức tạp cỡ nào. Chỉ riêng chi phí lao động đã đáng kinh ngạc; chưa kể đến thời cổ đại khi lao động thủ công là chủ lực từ cách đây hàng nghìn năm. Thậm chí nếu trong thời đại ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc, thì với một tạo hình phong phú kết đặc như thế này cũng đã là một dự án lớn rồi. Nói tới đây, thì chiếc cốc vẫn chưa được coi là hoàn thiện. Cuối cùng, những người thợ kim hoàn còn phải dát nhiều loại đá quý lên cốc, từ đó có thể thấy rằng chiếc cốc này ban đầu có một bộ mặt long lanh lấp lánh tuyệt đẹp thế nào.

Từ một góc độ nào đó, công nghệ tạo ra chiếc cốc này còn có giá trị cao hơn nhiều so với bản thân chiếc cốc. Tất nhiên, hàng nghìn báu vật được tìm thấy trong "Diếu tàng Hà gia thôn" đều được coi là những đồ thủ công tinh xảo, nhưng chiếc cốc này vẫn được coi là "kiệt tác" tiêu biểu cho thấy tay nghề thủ công của người xưa quả thật tuyệt vời.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất