Hạn hán đe dọa hiện tượng "siêu nở hoa"

Hiện tượng hoa nở rộ vào mùa xuân ở một số khu vực trên sa mạc California đang trở nên hiếm hơn do biến đổi khí hậu.

Mẹ thiên nhiên phải làm rất nhiều việc để hiện tượng siêu nở hoa xảy ra vào tháng 3. Đầu tiên, trời cần mưa rào vào tháng 9 hoặc tháng 10 để rửa trôi một chất hóa học ức chế thực vật nảy mầm từ hạt. Cây con sau đó vẫn cần mưa ít nhất một lần mỗi tháng để bám rễ vào đất và phát triển đến khi trổ bông.

Tuy nhiên, theo Cơ quan Giám sát Hạn hán Mỹ, một mùa đông quá khô hạn vừa qua đã ngăn thảm thực vật bao phủ khu vực. Tại Công viên Sa mạc Anza-Borrego, hàng trăm nghìn khách tham quan đổ về đây vào mùa xuân có thể sẽ hụt hẫng trước sự vắng bóng của những cánh đồng hoa rộng lớn.

Hạn hán đe dọa hiện tượng siêu nở hoa
Hạn hán ngăn siêu nở hoa tại một địa điểm trong Công viên Sa mạc Anza-Borreg. (Ảnh: CASP).

"Chúng tôi không muốn mọi người đặt kỳ vọng quá cao. Vẫn có những khu vực hoa nở rộ trong công viên nhưng đó không phải là cảnh tượng ngoạn mục thường thấy vào thời điểm này", Betsy Knaak, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Lịch sử Tự nhiên Sa mạc Anza-Borrego cho biết.

Vào tuần trước, Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Mỹ bất ngờ ghi nhận một lượng mưa lớn rơi xuống sa mạc Borrego. Các nhà chức trách đang hy vọng điều này có thể kích thích một đợt siêu nở hoa muộn vào đầu tháng 4.

Công viên Sa mạc Anza-Borrego nổi tiếng với rất nhiều loài hoa dại với đủ màu sắc, bao gồm sắc vàng của hoa anh túc, sắc xanh của hoa loa kèn, sắc hồng của hoa Bigelow's Monkey, sắc trắng của hoa anh thảo Evening Primrose và màu đỏ tía của hoa cỏ roi ngựa. Sự kiện siêu nở hoa vào năm 2017 là lần đẹp mắt nhất được nhìn thấy ở công viên trong 20 năm qua.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh tượng độc đáo: Quầng sáng tròn xuất hiện quanh Mặt trăng

Cảnh tượng độc đáo: Quầng sáng tròn xuất hiện quanh Mặt trăng

Hào quang Mặt trăng rực sáng thực chất là ảo ảnh quang học hình thành khi ánh sáng bị các tinh thể băng trong mây khúc xạ.

Đăng ngày: 24/03/2021
Trong tương lai, đại dương sẽ gây thủng tầng ozone?

Trong tương lai, đại dương sẽ gây thủng tầng ozone?

Các đại dương đang chứa một lượng lớn khí gây phá hủy tầng ozone. Nếu tình trạng biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn, Trái đất sẽ tiến nhanh hơn đến thời điểm đại dương giải phóng loại khí này.

Đăng ngày: 22/03/2021

"Bom mưa" gây lũ lụt tồi tệ nhất trong 50 năm ở Australia

Mưa lớn gây ra trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ tại bờ đông của Australia, lực lượng cứu hộ nhận được hơn 6.000 cuộc gọi cấp cứu từ người dân kẹt trong nước lũ.

Đăng ngày: 22/03/2021
Núi lửa bất ngờ phun trào sau 6.000 năm

Núi lửa bất ngờ phun trào sau 6.000 năm "ngủ yên"

Núi lửa Fagradalsfjall tại bán đảo Reykjavik hoạt động trở lại, phun những dòng dung nham đỏ rực lúc 20h45 hôm 19/3 (giờ địa phương).

Đăng ngày: 22/03/2021
Miền Bắc đón đợt không khí lạnh cuối tuần, Hà Nội 17 độ C

Miền Bắc đón đợt không khí lạnh cuối tuần, Hà Nội 17 độ C

Dự báo cuối tuần này (đêm 20 và ngày 21-3) không khí lạnh tràn xuống gây mưa dông diện rộng ở miền Bắc. Vùng núi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, vùng đồng bằng và thủ đô Hà Nội xuống 17 độ C.

Đăng ngày: 19/03/2021

"Vạn lý Trường thành Xanh" ngăn sa mạc xâm lấn

Các nước Bắc Phi đang nỗ lực trồng bức tường cây xanh dài hơn 8.000 km để ngăn sa mạc Sahara mở rộng.

Đăng ngày: 19/03/2021
Châu Âu hứng chịu hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 2.000 năm

Châu Âu hứng chịu hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 2.000 năm

Kể từ năm 2014, châu Âu trải qua nhiều đợt hạn hán, nắng nóng nghiêm trọng nhất trong hơn 2.000 năm.

Đăng ngày: 18/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News