Hàn Quốc phát triển thiết bị đeo chữa trầm cảm
Thiết bị đeo đặc biệt do một start-up Hàn Quốc phát triển hứa hẹn sẽ đem đến hy vọng cho những người mắc chứng trầm cảm trong thời gian tới.
Trong hơn 11 năm qua, Hàn Quốc đã ghi nhận tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các nước thuộc tổ chức OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Nguyên nhân tự tử đa số do chứng trầm cảm và bệnh tâm thần. Mặc dù ngày càng có nhiều người gặp vấn đề sức khỏe tâm thần, tuy nhiên rất ít người Hàn Quốc có ý thức điều trị do lo ngại những điều tiếng và kỳ thị xã hội.
Thiết bị đeo Mindd.
Theo Korea Herald, một start-up tại Hàn Quốc đã hiện thực ý tưởng về một thiết bị y tế mới có thể giúp điều trị bệnh tâm thần ngay tại nhà dễ dàng. Start-up Ybrain đã tạo ra một thiết bị đeo đầu với tên gọi Mindd, có khả năng gửi các dòng điện yếu vào não bộ.
Mindd được bán ra tại thị trường Hàn Quốc vào tháng 3/2017 sau khi được Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc chứng nhận có thể chữa trị chứng trầm cảm.
Thiết bị sẽ xử lý triệu chứng trầm cảm lâm sàng thông qua các dòng điện kích thích. Mindd sẽ truyền một dòng điện nhỏ vào thùy trán của não bộ thông qua tấm lót trên trán đã được ngâm trong dung dịch muối. Việc tác động vào vị trí này trên não bộ có tác dụng giảm đáng kể chứng trầm cảm.
Mindd có trọng lượng chỉ khoảng 150 gram và không gây nên cảm giác sốc khi sử dụng. Trong số sóng điện được tạo ra, chỉ có 20% được truyền tới não bộ. Ybrain khẳng định, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả rất tốt của liệu pháp này, đồng thời chưa phát hiện bất cứ phản ứng phụ nào.
Mindd có trọng lượng chỉ khoảng 150 gram và không gây nên cảm giác sốc khi sử dụng.
Thông thường, bệnh nhân trầm cảm phải dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên các bác sỹ khó có thể kiểm tra bệnh nhân có sử dụng thuốc theo yêu cầu hay không.
Trái ngược lại với Mindd, hồ sơ bệnh nhân sẽ luôn được lưu trữ. Ngoài chức năng theo dõi bệnh nhân đã sử dụng liệu pháp hay chưa, Mindd còn giúp ghi lại mức độ hoạt động thể chất, số giờ ngủ thông qua ứng dụng di động. Dữ liệu sau đó sẽ được tự động gửi tới bác sỹ để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Cho đến nay, Ybrain đã triển khai Mindd tại 12 bệnh viện lớn trong và ngoài thủ đô Seoul. Mục tiêu của công ty trong năm nay hướng tới phân phối Mindd tại hơn 150 bệnh viện tại Hàn Quốc và điều trị cho ít nhất 3.000 bệnh nhân.
CEO Lee Ki-Won của Ybrain chia sẻ với trang Korea Herald rằng: "Mặc dù chúng tôi đã bắt đầu triển khai thiết bị tại các bệnh viện nhưng mục tiêu rộng hơn là giúp bất cứ ai bị trầm cảm có thể tự điều tại nhà dễ dàng, đồng thời giảm tỷ lệ người bị trầm cảm trên toàn thế giới".
CEO Lee Ki-Won.
Trong thời gian tới, Ybrain sẽ dần có mặt tại các thị trường như Châu Âu, Mỹ và nhiều thị trường khác.
Được thành lập từ năm 2013, Ybrain do 3 kỹ sư đến từ Học viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc thành lập. Trong đó, Lee từng là nhà nghiên cứu tại Samsung Electro-Mechanics. Ybrain hướng tới phát triển các thiết bị đeo có khả năng điều trị rối loạn tâm thần gồm trầm cảm và bệnh đãng trí Alzheimer.
Trong suốt 4 năm qua, công ty đã nhận được gần 9 tỷ USD tiền đầu tư và và thành quả mới nhất chính là Mindd.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?
