Hãng Airbus tiết lộ kế hoạch sản xuất máy bay phát thải bằng 0

Airbus vừa công bố kế hoạch đưa loại máy thương mại bay đầu tiên trên thế giới phát thải bằng 0 nhờ sử dụng nhiên liệu hydro vào khai thác từ năm 2035.


Ba thiết kế mới phát thải bằng 0 của Airbus.

Hãng này dự kiến sẽ có 3 mẫu thiết kế khác nhau. Các máy bay phát thải bằng 0 hay còn gọi là ZEROe cho thấy công nghệ và khí động học có thể áp dụng vào thực tiễn các chuyến bay thương mại.

Giám đốc điều hành của Airbus, ông Guillaume Faury nói rằng: “đây là thời khắc lịch sử của lĩnh vực hàng không thương mại nói chung và chúng tôi dự định sẽ là người giữ vai trò tiên phong trong sự chuyển biến quan trọng chưa từng có này trong ngành công nghiệp vận tải hàng không. Tôi hết sức tin tưởng rằng việc sử dụng hydrogen, cả trong nhiên liệu tổng hợp và làm một nguồn năng lượng cơ bản cho các máy bay thương mại, hoàn toàn có tiềm năng giảm đáng kể tác động của ngành hàng không đối với khí hậu”.


Máy bay này sẽ có tác động tích cực đến môi trường.

Airbus cho biết động cơ turbin phản lực cánh quạt của hãng có thể trang bị cho máy bay để chở được đến 200 hành khách đi xa hơn 3.200 km, trong khi động cơ turbin cánh quạt chỉ có công suất bằng 50% như thế.

Thiết kế đặc biệt nhất chính là chiếc máy bay cánh thẳng có cánh nối liền với thân máy bay.

Cả ba thiết kế sẽ được trang bị động cơ turbine khí. Động cơ này sử  dụng hydrogen lỏng làm nhiên liệu, hydrogen lỏng bị đốt cháy sẽ tạo ra điện năng. Đây sẽ là hệ thống phản lực lai có hiệu suất cao.

Bên cạnh đầu tư chế tạo máy bay mới, thì khoản đầu tư đáng kể khác chính là cải tạo cơ sở hạ tầng tiếp nhiên liệu tại các sân bay.


Airbus dự kiến bắt đầu khai thác máy bay thân thiện với môi trường từ năm 2035.

Airbus cho biết họ sẽ nghiên cứu và hoàn thiện thiết kế cũng như mẫu của máy bay thương mại đầu tiên trên thế giới phát thải bằng không, trung tính với khí hậu và dự kiến đưa vào sử dụng từ năm 2035.

Ông Faury cho biết cùng với sự hỗ trợ của chính phủ và các đối tác công nghiệp, hãng sẽ đưa năng lượng tái tạo và hydrogen lên tầm phục vụ cho một tương lai bền vững của ngành công nghiệp hàng không.

Năm ngoái, hãng EasyJet và hãng Airbus cũng đã công bố một dự án đồng nghiên cứu máy bay lai và máy bay điện nhằm mục đích giảm tác động của ngành hàng không đối với môi trường.

Giám đốc điều hành EasyJet, ông Johan Lundgren cho biết hãng này vẫn giữ nguyên cam kết sẽ thực hiện bay bền vững hơn và xác định công nghệ chính là câu trả lời cho ngành công nghiệp này. Ông nói “chúng tôi cam kết hợp tác trong lĩnh vực phát triển các công nghệ mới này, như chúng tôi đã công bố về sự hợp tác với Airbus, nhằm mục tiêu trở thành người tiên phong áp dụng các công nghệ hiện đại khi chúng được đưa ra thị trường”.

“Bất chấp đại dịch và ảnh hưởng tiêu cực vô cùng lớn của nó lên ngành công nghiệp này, các tiến  bộ đột phá về công nghệ vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Một điều chắc chắn là chúng tôi tự tin rằng sức mạnh của công nghệ đột phá tái thiết kế máy bay sử dụng điện và hydrogen đang được khởi động hết sức tích cực”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 23/02/2025
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 11/01/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 26/12/2024
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 14/12/2024
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News