Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Hang đá Mạc Cao là Di sản văn hóa thế giới năm 1987.

Hang đá Mạc Cao - Di sản văn hóa thế giới tại Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao là một hệ thống 492 ngôi đền cách trung tâm thành phố Đông Hoàng tỉnh Cam Túc, Trung Quốc khoảng 25 km về phía Đông Nam. Đây còn được gọi với tên Thiên Phật Động hay hang Đôn Hoàng. Tuy được gọi là hang nhưng thực tế nơi đây không phải là hang động mà là các công trình chạm khắc trong đá, thuộc dạng kiến trúc chạm khắc đá.

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Hang Mạc Cao là kho tàng nghệ thuật Phật giáo to lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới hiện nay. Hang Mạc Cao nổi tiếng thế giới bởi các pho tượng điêu khắc và những bức bích họa, thể hiện nghệ thuật Phật giáo liên tiếp trong suốt hàn nghìn năm.

Hang Mạc Cao bắt đầu được khởi công vào năm 366 và tiếp tục được xây dựng trong suốt nhiều triều đại sau đó, số lượng của các hang không ngừng tăng lên, đến thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường, đã có tới hơn một nghìn hang động, bởi vậy hang Mạc cao còn được gọi là “Thiên Phật động”.

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Trong quá trình khai quật hang động, vô số thợ điêu khắc thuộc nhiều triều đại đã khắc những tượng Phật và vẽ nhiều bích họa lên vách các hang đá. Do hang Mạc Cao nằm trên nút “con đường tơ lụa” tiếp nối phương đông và phương tây, cho nên nó cũng là nơi tập chung tôn giáo, văn hóa, giữa phương đông và phương tây. Các loại hình nghệ thuật của nước ngoài và nghệ thuật dân tộc của Trung Quốc đã đan xen với nhau tại hang Mạc Cao, phong cách nghệ thuật đa dạng muôn màu đã khiến kho báu nghệ thuật này trở thành cảnh quan có một không hai trên thế giới.

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Trải qua nhiều năm tháng lịch sử với sự tàn phá của con người và thiên nhiên cho đến nay hang Mạc Cao còn lại khoảng gần 500 hang động. Bảo tồn khoảng 5 vạn mét bích họa và hơn hai nghìn pho tượng cổ. Các tượng của hang Mạc Cao muôn hình muôn vẻ, trang phục và sự biểu hiện của mỗi pho tượng đều khác nhau, phản ánh bản sắc khác nhau của các thời đại. Bích họa trong hang Mạc Cao cũng rất hoành tráng, nếu như nối những bức bích họa đó lại với nhau thành một dải, có thể tạo thành một hành lang bích họa dài 30 km.

Những bích họa ở đây phần lớn đều mang đề tài Phật giáo, ví dụ hình vẽ về Phật, Bồ Tát, Thiên Hoàng; những bức vẽ liên hoàn theo cốt chuyện trong Kinh Phật; những bức họa về sử tích Phật giáo v,v...kết hợp với những chuyện truyền thuyết và nhân vật lịch sử về Phật giáo ở Ấn độ, Trung Á và Trung Quốc. Ngoài ra, bích họa của các thời đại đã phản ánh đời sống xã hội, trang phục, đồ trang sức, tạo hình kiến trúc cổ đại và âm nhạc, múa...của các tầng lớp và các dân tộc hồi bấy giờ. Bởi vậy, các học giả phương Tây coi bích họa tại hang Mạc Cao là “viện bảo tàng trên vách tường”.

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Năm 1900, một mật thất tàng chứa rất nhiều sách tình cờ được phát hiện tại hang Mạc Cao và mật thất được gọi là “động tàng kinh”. Trong động nhỏ chiều rộng ba mét dài cũng ba mét này chứa hơn 500 nghìn cuốn sách quý và những hiện vật lịch sử bao gồm, sách Kinh, văn thư, đồ thêu, tranh, gấm thêu hình Phật... niên đại của các hiện vật này đều có từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 11, các nội dung của chúng liên quan đến các lĩnh vực xã hội như, lịch sử, chính trị, dân tộc, quân sự, ngôn ngữ văn tự, văn học nghệ thuật, tôn giáo, y dược, khoa học kỹ thuật v,v... của Trung quốc, Trung Á, Nam Á và châu Âu, được gọi là “Bách khoa toàn thư thời cổ Trung Quốc”.

Sau khi Động tàng Kinh này được phát hiện, “nhà thám hiểm” của các nước trên thế giới ồ ạt đặt chân đến đây. Trong thời gian không đầy 20 năm, họ đã lần lượt cướp đi gần 40 nghìn cuốn sách Kinh và nhiều bích họa, vật điêu khắc, gây nên sự mất mát to lớn cho Hang Mạc Cao cũng như Trung Quốc. Hiện nay, trong viện bảo tàng của các nước Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hàn Quốc, Phần Lan, Mỹ... còn trưng bày các hiện vật của hang Mạc Cao, chiếm hai phần ba tổng số lượng các hiện vật trong động tàng Kinh.

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Việc phát hiện ra một kho tàng sách quý trong hang Mạc Cao đã tạo động lực cho các học giả Trung Quốc nghiên cứu văn tự, kinh sách của thời kỳ Đôn Hoàng. Năm 1910, đợt sách nghiên cứu Đôn Hoàng đầu tiên ra mắt độc giả, và từ đó đến nay Đôn Hoàng học được coi là “Hiển học thế giới ”. Mấy chục năm qua, không chỉ các học giả Trung quốc mà các học giả trên thế giới cũng tỏ ra rất hứng thú đối với nghệ thuật Đôn Hoàng và đã không ngừng tiến hành những nghiên cứu về thời kỳ này. Về mặt nghiên cứu Đông Hoàng Học thì các học giả Trung Quốc đã thu được thành quả nghiên cứu có ảnh hưởng quan trọng.

Là kho tàng văn hóa quý giá của Trung Quốc, hang Mạc Cao luôn luôn được chính phủ Trung Quốc quan tâm bảo tồn. Do các du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm quan hang Mạc Cao ngày một đông, để bảo vệ tốt hiện vật, chính phủ Trung Quốc đã cho xây dựng trung tâm trưng bày nghệ thuật Đôn Hoàng dưới chân núi Tam Nguy đối diện với hang Mạc Cao, phục chế một phần hang động để dành cho du khách thăm quan.

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc còn đầu tư 200 triệu nhân dân tệ vào việc xây dựng “hang Mạc Cao ảo”. Được biết, loại hang động ảo này có thể đưa khán giả đến với cảm giác như được thăm quan hang Mạc Cao thật, đồng thời có thể thăm quan vòng quanh hang Mạc Cao, có thể xem tất cả các tác phảm nghệ thuật như kiến trúc, tượng màu và bích họa trong hang. Các chuyên gia và các nhà quản lý cho biết: việc xây dựng “hang Mạc Cao ảo”, không những có thể tránh khỏi bích họa bị hư hỏng, mà còn xúc tiến việc ghi lại và bảo tồn của cải văn hóa Đôn Hoàng, khiến các hiện vật cũng như văn hóa Đôn Hoàng có thể kéo dài tuổi thọ và lưu giữ mãi mãi.

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao - Trung Quốc

  • Tử Cấm Thành - Trung Quốc
  • Thành nhà Hồ - Công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam
Loading...
TIN CŨ HƠN
7 cây di sản trên núi Ngũ Hành Sơn

7 cây di sản trên núi Ngũ Hành Sơn

Cây đa ước chừng 600 năm tuổi, cây bàng 350 tuổi cây thị 200 tuổi... đang tô điểm nét cổ kính của quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).

Đăng ngày: 11/01/2017
10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á bạn không thể bỏ qua

10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á bạn không thể bỏ qua

Chuyên trang du lịch Rough Guides đưa ra danh sách 10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á, trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Đăng ngày: 20/12/2016
Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam được công nhận là Di sản thế giới

Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam được công nhận là Di sản thế giới

Vượt qua 18 hồ sơ các nước được thông qua không cần thảo luận, hồ sơ di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đăng ngày: 02/12/2016
7 di sản thế giới mới nhất được UNESCO công nhận

7 di sản thế giới mới nhất được UNESCO công nhận

Cùng khám phá 7 công trình ấn tượng nhất mới được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Đăng ngày: 13/08/2016
Những di sản UNESCO ấn tượng năm 2016

Những di sản UNESCO ấn tượng năm 2016

Để được công nhận là Di sản thế giới, các địa điểm này phải thỏa mãn nhiều tiêu chí, như "thể hiện một kiệt tác về sự sáng tạo của con người" hay có "vẻ đẹp tự nhiên độc đáo".

Đăng ngày: 19/07/2016
Vạn Lý Trường Thành - Trung Quốc

Vạn Lý Trường Thành - Trung Quốc

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là Di sản văn hóa thế giới năm 1987.

Đăng ngày: 17/06/2016
11 điều thú vị có thể “bạn đã biết” về tháp đồng hồ Big Ben

11 điều thú vị có thể “bạn đã biết” về tháp đồng hồ Big Ben

Từ dòng sông Thames, nếu đã thoáng thấy bóng của đồng hồ Big Ben nghĩa là bạn đã thực sự đến Luân Đôn. Khi mặt trời lặn, bốn mặt đồng hồ màu nâu đỏ đuợc chiếu sáng để ai cũng có thể nhìn thấy nó dù đang ở cách xa hàng dặm.

Đăng ngày: 02/06/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News