Hang đá Vân Cương

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Hang đá Vân Cương của Trung quốc là Di sản văn hóa thế giới năm 2001.

Hang đá Vân Cương

Hang đá Vân Cương nằm ở phía Nam chân núi Vũ Châu cách thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây Trung Quốc 16 km về phía Tây. Hang đá Vân Cương bắt đầu được đục khắc vào năm thứ 2 thời Bắc Ngụy ( năm 453) và được hoàn thành vào năm 494. Khi triều đình nhà Ngụy rời đô đến Lạc Dương, công trình tạc tượng kéo dài cho mãi đến giữa những năm Chính Quan (520-525) mới hoàn thành. Hang đá Vân Cương được đục tác men theo sườn núi, dài khoảng một km từ đông sang tây, với cách tạc phong phú và sắc nét, hoành tráng.

Hang đá Vân Cương

Cho đến nay tại Vân Cương còn lại 45 động chính, 252 động nhỏ, 51.000 pho tượng đá. Trong đó pho tượng cao nhất có chiều cao 17 mét, tượng nhỏ nhất chỉ có chưa đến 10 cm. Các pho tượng Bồ Tát, lực sĩ, phi thiên đều rất sinh động và hoạt bát. Đường nét điêu khắc trên thân cột tháp rất tinh sảo và ti mỉ. Kiến trúc điêu khắc này có được là do sự kế thừa của thời nhà Tần và thời nhà nhà Hán. Những bức tượng được khắc thời kỳ sau lại mang phong cách của nhà Tùy và nhà Đường. Cùng với hang Mạc Cao, hang Long Môn, hang đá Vân Cương được coi là "ba hang đá lớn nhất của nghệ thuật điêu khắc". Đây cũng là kho tàng nghệ thuật đá quý giá nổi tiếng trên thế giới.

Hang đá Vân Cương

Hang đá Vân Cương

Cách tạo hình và tạc tượng đá của Vân Cương rất hùng vĩ và phong phú về kiểu dáng, nội dung. Đây là công trình nghệ thuật khắc đá hàng đầu vào thời kỳ đó của Trung Quốc. Dựa vào thời gian khai quật có thể chia làm ba giai đoạn khác nhau là thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và thời kỳ cuối. Bởi được sáng tác vào các thời kỳ khác nhau nên hình dáng các bức tượng cũng khác nhau. Hang Đàn Diệu được tạc vào thời kỳ đầu có phong cách mộc mạc của khu vực miền tây. Những tượng đá, hang đá được tạc vào thời kỳ giữa lại nổi tiếng bởi đường nét tỷ mỷ, cách tạo hình phức tạp và sang trọng của trang phục các bức tượng. Vào thời kỳ sau, quy mô hang được tạc nhỏ hơn, song các tượng đá trong hang lại tinh xảo hơn vơi tỷ lệ người cân đối, gương mặt gầy guộc thanh tú. Ngoài ra trong hang đá còn giữ lại các pho tượng có hình dáng đang múa hát, đánh đàn... những pho tượng này cũng thể hiện tư tưởng Phật Giáo và phản ánh đời sống xã hội thời Bắc Ngụy.

Hang đá Vân Cương

Hang đá Vân Cương

Hang đá Vân Cương
Những bức tượng điêu khắc đá cỡ lớn thuộc quần thể hang đá Vân Cương

Các tượng Phật trong hang đá Vân Cương đã ghi lại vết tích lịch sử của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, Trung Á phát triển thành nghệ thuật phật giáo Trung Quốc. Nhiều phong các tạo hình trong hang đá Vân Cương đã có sự học hỏi và hòa nhập rồi dần dần chuyển thành một nét tạo hình riêng biệt, là một bước ngoặt của phong các tạc tượng cũng như nghệ thuật Phật giáo của Trung Quốc. Các tượng phật trong hang Mạc Cao và hang Long Môn đều chịu ảnh hưởng của phong cách hang Vân Cương.

Hang đá Vân Cương

Hang đá Vân Cương
Một vài hình ảnh bên trong các hang động thuộc Di sản hang đá Vân Cương

Quần thể hang Vân Cương là sự khởi đầu của nghệ thuật hang đá Trung Quốc. Hang đá Vân Cương ở thời kỳ giữa còn xuất hiện những điêu khắc về kiến trúc của các cung điện. Trên cơ sở các kiến trúc này đã phát triển thành nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mang phong cách Phật giáo rất đặc trưng của Trung hoa.

Không chỉ có kiến trúc độc đáo, điêu khắc phong phú, hang đá Vân Cương còn là cơ sở để nghiên cứu và tìm hiều về văn hóa, lịch sử Phật giáo của Trung quốc cũng như khu vực Châu Á.

Hang đá Vân Cương

Quần thể hang Vân Cương được Unesco công nhận theo các tiêu chí: (i), (ii), (iii), (iv).

Tiêu chí (i): Quần thể những bức tượng tại các hang động Vân Cương là một kiệt tác hang động nghệ thuật về Phật Giáo tại Trung Quốc.

Tiêu chí (ii): Các hang động nghệ thuật tại Vân Cương đại diện cho sự kiết hợp thành công của nghệ thuật điêu khắc tượng Phật Giáo từ Nam và Trung Á với truyền thống văn hóa Trung Quốc.

Tiêu chí (iii): Sức mạnh và niềm tin về Phật Giáo của Trung Quốc được minh họa một cách sống động tại những hang động tại Vân Cương.

Tiêu chí (iv): Truyền thống Phật giáo được thể hiện rõ nét tại các hang đá Vân Cương, bên cạnh đó đây cũng là nơi phát triển mạnh mẽ về nghệ thuật điêu khắc tượng đá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
UNESCO đưa thành cổ Hebron ở Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới

UNESCO đưa thành cổ Hebron ở Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới

Ngày 7/7, Tổ chức Giáo dục, Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa thành phố cổ Hebron ở khu Bờ Tây vào danh sách di sản thế giới cần được bảo vệ.

Đăng ngày: 08/07/2017
Khám phá Di sản thế giới duy nhất của Qatar

Khám phá Di sản thế giới duy nhất của Qatar

Là tàn tích một thị trấn cảng Vùng Vịnh thế kỷ 18, Di chỉ khảo cổ Al Zubarah là địa danh duy nhất của Qatar được công nhận là Di sản thế giới.

Đăng ngày: 19/06/2017

"Hòn đảo ma" giữa biển khơi Nhật Bản trở thành di sản văn hóa thế giới của UNESCO

Hoang đảo nổi tiếng ghê rợn của Nhật Bản được UNESCO vinh danh làm Di sản Văn hóa thế giới. Để làm được chuyện đó, tất nhiên là cả một sự nỗ lực không ngừng.

Đăng ngày: 02/06/2017
Cây Lim xanh nghìn năm tuổi ở Yên Thế được công nhận là Cây di sản Việt Nam

Cây Lim xanh nghìn năm tuổi ở Yên Thế được công nhận là Cây di sản Việt Nam

Ngày 14/2, tại xã Xuân Lương, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức Lễ đón Bằng công nhận cây Lim xanh nghìn năm tuổi là Cây di sản Việt Nam.

Đăng ngày: 15/02/2017
7 cây di sản trên núi Ngũ Hành Sơn

7 cây di sản trên núi Ngũ Hành Sơn

Cây đa ước chừng 600 năm tuổi, cây bàng 350 tuổi cây thị 200 tuổi... đang tô điểm nét cổ kính của quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).

Đăng ngày: 11/01/2017
10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á bạn không thể bỏ qua

10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á bạn không thể bỏ qua

Chuyên trang du lịch Rough Guides đưa ra danh sách 10 di sản thế giới đẹp nhất ở châu Á, trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Đăng ngày: 20/12/2016
Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam được công nhận là Di sản thế giới

Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam được công nhận là Di sản thế giới

Vượt qua 18 hồ sơ các nước được thông qua không cần thảo luận, hồ sơ di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đăng ngày: 02/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News