Hang động "Đôi mắt Chúa Trời" vô cùng ấn tượng ở Bungari
Hai lỗ hổng hình quả hạnh nhân trên trần của hang động đá vôi này tạo cho khách tham quan cảm giác như đang đối mặt với đôi mắt của Chúa Trời.
Hang ống lớn nhất thế giới ở Mexico
Tọa lạc tại đèo Iskar Gorge, gần làng Karlukovo, khu tự trị Lukovit Municipality, tỉnh Lovech thuộc Bungari, Prohodna được biết tới như một hang động đá vôi nổi tiếng với hai lỗ hổng nằm trên trần. Chính vì điểm khác biệt này, hang Prohodna còn có tên gọi khác là Đôi mắt Chúa trời hay Oknata.
1. Hang Prohodna nổi tiếng với lỗ hổng như đôi đôi mắt của bầu trời.
Hang có chiều dài tổng cộng là 262m và chiều cao hiện tại vào khoảng 42,5 tới 45m. Điều này đã giúp cho Prohodna trở thành hang động dài nhất ở Bungari.
Ngoài ra, điểm thu hút nhất ở hang động đá vôi này là hai lỗ hổng hình quả hạnh nhân trên trần ở gian giữa. Được biết, "đôi mắt thần" này được hình thành do quá trình xói mòn của tự nhiên. Ban ngày, ánh sáng theo lỗ hổng len lỏi vào từng ngóc ngách. Còn khi đêm tới, nhìn từ trong hang ra, ánh trăng rọi qua lỗ hổng cũng tạo thành cảnh tượng thiên nhiên huyền ảo.
Không phải ngẫu nhiên mà Prohodna được người dân đặt cho cái tên "Đôi mắt Chúa Trời". Hai lỗ hổng hình quả hạnh nhân nằm sát cạnh nhau khiến khách tham quan có cảm giác như đang đối mặt với một đôi mắt khổng lồ nhìn xuống.
2. Lỗ hổng hình quả hạnh nhân nằm đối xứng nhau.
3. "Đôi mắt thần" dưới góc nhìn vào ban ngày.
4. Một góc nhìn khác vào khoảnh khắc chiều tà.
5. Khách tham quan thích thú chụp ảnh trước khung cảnh tuyệt đẹp của hang Prohodna.
6. Góc nhìn hướng từ trong hang ra.
7. Lối vào lớn của hang.
8. Một trong những lối vào khác của hang.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
