Hang động muối bảo quản xác người nguyên vẹn 2.200 năm
Suốt 6 năm tìm kiếm, có tổng cộng 4 xác ướp được tìm thấy tại hang động muối này.
Hang động muối nằm ở phía tây bắc Iran, gần các ngôi làng Hamzehli, Mehrabad và Chehrabad, tỉnh Zanjan. Nó là hang muối lớn, bao gồm nhiều loại đá mặn, thạch cao, đất sét và muối đá, được hình thành từ thời kỳ Miocen (5 đến 23 triệu năm trước).
Có rất nhiều mỏ muối nằm tại phía đông nam hang động này. Nhiều trong số chúng xuất hiện từ thời kỳ cổ đại. Trong một lần khai thác muối ngầm vào năm 1994, các thợ mỏ phát hiện một thủ cấp người. Mặc dù phần thân xác này có từ thời tiền sử, tuy nhiên, chính lượng muối khô ở đây đã bảo quản nó một cách hoàn hảo, đến mức ngay cả khuyên tai vàng cũng giữ nguyên màu sắc vốn có. Ngoài ra, phần tóc và ria mép của thủ cấp cũng không hề phân hóa.
Phần thủ cấp và chân người được tìm thấy trong hang động muối. (Ảnh:Ensie & Matthias).
Sau khi tiến hành khai quật khu vực này sâu hơn với hy vọng tìm kiếm đủ thân xác, các nhà khảo cổ phát hiện thêm một chân đi giày da còn nguyên vẹn. Bên cạnh đó, còn có 3 dao sắt, một bộ quần áo len, một cây kim bạc, một sợi dây, một phần dây da, đá mài, quả óc chó, một số mảnh gốm, vải dệt và vài khúc xương gãy.
Năm 2004, các nhà khảo cổ tiếp tục phát hiện thêm một thi thể khác cũng tại đây. Đến lúc này, họ mới chính thức tiến hành một cuộc khai quật có quy mô. Suốt 6 năm sau đó, có tổng cộng 4 “người muối” được tìm thấy.
Tất cả các “người muối” đều có niên đại khoảng 2.200 năm trước, thời điểm trị vì của Đế quốc Ba Tư đầu tiên, Achaemenids. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ, tất cả những xác ướp đều là nạn nhân của chính mỏ muối mặn này.
Xác ướp hoàn chỉnh nhất mà các nhà khảo cổ khai quật được. (Ảnh: Ensie & Matthias).
Nhờ việc các xác ướp và đồ dùng được bảo quản tốt, các nhà khoa học dễ dàng hơn trong việc tiến hành nghiên cứu. Điển hình là việc họ phát hiện bên trong cơ thể một xác ướp có trứng sán dây ký sinh, chứng tỏ người này từng ăn thịt sống. Đây được coi là trường hợp đầu tiên phát hiện ký sinh trùng đường ruột ở Iran cổ đại cũng như trong khu vực. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện trên hốc mắt của người này có một vết nứt, chứng tỏ trước khi chết từng chịu đựng một cú đấm mạnh.
Hiện tại xác ướp đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Iran ở Tehran.

Lời nhắn từ xác ướp Ai Cập cổ đại cách đây hơn 2000 năm được giải mã
Một văn bản cổ hiếm hoi từ hơn 2000 năm trước vô tình được một nữ sinh phát hiện và từ đó danh tính xác ướp bên trong quan tài từ thời Ai Cập cổ đại được giải mã.

Tưởng là “đầu người”, du khách vô tình tìm được bình cổ quý hiếm
Phải thừa nhận rằng, bất cứ bất ngờ nào cũng có thể xảy ra trong kỳ nghỉ dưỡng. Điều đó hoàn toàn đúng với câu chuyện của Heraklio, một du khách nam tới nghỉ tại đảo Crete, Hy Lạp.

Ô tô sụp hố, lọt xuống mộ cổ 3.400 năm
Một nông dân Hy Lạp đậu ô tô dưới gốc cây oliu trong vườn nhà thì xe bị sụp hố. Ông vất vả kéo xe lên và phát hiện một hầm mộ cổ.

Bí mật trong "ADN" giúp loài khủng long thống trị Trái đất
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Kent, Anh cho biết rằng họ đã phát hiện ra bí mật về mặt di truyền giúp cho loài khủng long có thể thống trị Trái Đất trong 180 triệu năm.

Phát hiện hóa thạch loài thú răng chạm có niên đại 16.000 năm tại Uruguay
Các nhà khảo cổ Uruguay thông báo nước này vừa phát hiện hóa thạch của một thú răng chạm (Glyptodon) có niên đại 16.000 năm, tại thành phố miền Tây Nam Carmelo.

Ai Cập phát hiện một trong những làng cổ nhất ở đồng bằng sông Nile
Ngày 2/9, Bộ Cổ vật của Ai Cập thông báo, một phái đoàn gồm các chuyên gia Ai Cập và Pháp vừa phát hiện ra một trong những ngôi làng cổ nhất ở vùng đồng bằng sông Nile của nước này.
