Hàng ngàn con hải mã dạt vào bở biển tây bắc Alaska
Đàn hải mã Thái Bình Dương đã bắt đầu tụ tập trên bờ biển phía tây bắc Alaska, tới các bãi cát vì băng ngoài biển tan.
(Ảnh: Yahoo! News)
Sự di chuyển của đàn hải mã với số lượng lớn như là biểu tượng cho thấy sự ấm lên của khí hậu trong khu vực.
Ngày 17/8/2011, một tổ chức giữ nhiệm vụ theo dõi các động vật biển có vú, thực hiện điều tra trên biển Chukchi đã phát hiện khoảng 5.000 con hải mã trên một bãi biển Point Lay phía tây bắc Alaska và một đàn thứ hai có 3.000 con hải mã nghỉ ngơi ở gần đó.
Vào mùa đông, hải mã Thái Bình Dương được tìm thấy tại vùng cạnh băng biển ở biển Bering. Các con đực trưởng thành còn ở đây tới mùa hè nhưng các con cái và đàn con của nó thì di chuyển khỏi đây khi băng biển tan chảy, đi theo phía bắc qua eo biển Bering và vào biển Chukchi. Hải mã cái và đàn con của chúng đã đi vào bở biển phía tây bắc của Alaska vào cuối mùa hè và mùa thu trong suốt 4-5 năm qua. Hiện tượng này bắt đầu sau khi băng biển tan ra xa ngoài thềm lục địa với mức nước nông tới vùng nước sâu của lưu vực Bắc Cực.
Hải mã có thể lặn tới 600 feet để tìm trai, ốc và các thực phẩm khác dưới đáy đại dương. Trong khi nước ngoài thềm lục địa có thể sâu tới 10.000 feet trở lên.
Khi di chuyển và tụ tập thành đàn lớn trên bờ biển, các con hải mã sẽ đối mặt với nguy hiểm do sự náo loạn trong đàn.
Trong năm 2007, lần đầu tiên hàng ngàn hải mã di chuyển tói bờ biển phía tây bắc Alaska. Đến năm 2009, thì số lượng tập trung đông chưa từng thấy, lên tới 20.000 con gần Point Lay, một ngôi làng Eskimo cách Barrow 300 dặm về phía tây nam và 700 dặm về phía tây bắc của Anchorage.
Hơn 130 hải mã, chủ yếu là con non, đã bị dẫm đạp trong tháng 9/2009 tại Cape Icy Alaska trong một rối loạn có thể do một con gấu Bắc cực, thợ săn và máy bay gây ra.
Hải mã rất nhạy cảm với hoạt động của con người và máy móc. Cục Cá và động vật hoang dã cảnh báo cho các phi công và cư dân ven biển ở cách xa đàn gia súc khoảng nửa dặm để đảm bảo an toàn.
Các nhà khoa học khảo sát địa chất Hoa Kỳ lên kế hoạch tiếp tục đeo thẻ vệ tinh giám sát cho 35 con hải mã để theo dõi hoạt động của chúng.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
