Hàng trăm loài mới phát hiện tại rặng san hô ở Australia (Phần II)

 

Hàng trăm loài vật mới đã làm ngạc nhiên các nhà nghiên cứu quốc tế đang thám hiểm vùng biển ở hai hòn đảo thuộc rặng san hô Great Barrier và rặng san hô ở tây bắc Australia trong khi hai vùng biển này từ lâu đã trở nên quen thuộc với các thợ lặn.

Chim kền kền của biển cả

Việc khám phá ra nhiều loài động vật đẳng túc khác nhau cũng khiến các nhà nghiên cứu không khỏi phấn khích, chúng thường được coi là kền kền của biển cả bởi một số loài ăn cá chết.

Trong số rất nhiều loài động vật đẳng túc thu thập được trong hai chuyến thám hiểm đầu tiên, khoảng 100 loài chưa được đặt tên khoa học.

Một số loài động vật đẳng túc sống ký sinh, chúng chôn mình trong da thịt của cá sống. Đa số động vật đẳng túc ký sinh chưa được biết đến thuộc họ cymothoid mệnh danh là “những kẻ ăn lưỡi”. Chúng có cái tên như thế bởi chúng xâm nhập vào con cá và ăn mòn lưỡi của nó. Về cơ bản chúng thay thế lưỡi của vật chủ bằng cách bám chặt vào miệng vật chủ.

Vẫn còn nhiều khám phá

Các phát hiện lớn khác bao gồm nhiều loại giun nhiều tơ, một nhóm động vật biển có tên “sâu lông cứng”, và một loài họ hàng của giun đất và đỉa. Khoảng 2/3 loài phát hiện ở đảo Lizard nói riêng được cho là loài mới.

Các nhà khoa học cũng đồng thời nghiên cứu rong biển, nhím biển và san hô dải. Quần thể sản hô dải thường được gọi là Bryozoan bao gồm các cá thể sinh sản bằng chồi vô tính do đó giống hết nhau về mặt di truyền. Quần thể san hô dải hình thành cấu trúc phức tạp và không hề giống với cấu trúc của từng cá thể.

Nhà khoa học Ron O’Dor cho biết: “Đáng ngạc nhiên là san hô đầy màu sắc và các loài cá sống trong rặng san hô lại ngụy trang được trước mắt thợ lặn, nhưng chúng tôi đã được chứng kiến sự trù phú gây sửng sốt trong thế giới dưới biển. Hàng trăm nghìn dạng sống vẫn còn đó chờ được khám phá”.

"Kiến thức về tính đa dạng của đại dương rất quan trọng ở nhiều mức độ, trong đó có lẽ liên quan đến cả sức khỏe của con người. Biết đâu một trong những sinh vật này lại cực kì giá trị đối với con người chúng ta”.

Theo tiến sĩ Nancy Knowlton thuộc Viện Smithosonian, Washinton: “Chuyến thám hiểm tại Australia đã tiết lộ tầm hiểu biết của chúng ta về số lượng loài sống ở các rặng san hô trên toàn thế giới. Ranh giới các loài ước tính sẽ mở rộng từ một triệu đến 9 triệu loài”.

 
Loài động vật đẳng túc với biệt danh ‘kền kền của biển cả’ sống ký sinh trên cá. (Ảnh: oceanexplorer.noaa.gov)
 
Tiến sĩ O’Dor thêm rằng: “Ngay cả ở giới hạn dưới, chúng ta cần phải tự hỏi tại sao tự nhiên lại tiến hóa đến mức đa dạng lớn như thế ở rặng san hô. Trong khi các loài là biểu tượng của tính đa dạng thì quá trình phát sinh và duy trì tính đa dạng rặng san hô vẫn chưa được biết đến”. 
 

Hàng trăm loài mới phát hiện tại rặng san hô ở Australia (Phần II)

Loài động vật đẳng túc với biệt danh ‘kền kền của biển cả’ sống ký sinh trên cá. (Ảnh: oceanexplorer.noaa.gov)

Các cuộc thám hiểm

Mỗi một chuyến thám hiểm (chuyến thám hiểm đảo Lizard từ ngày 2 đến 22 tháng 4, chuyến thám hiểm rặng san hô Ningaloo từ ngày 5 đến 25 tháng 6, và đảo Heron từ ngày 25 tháng 8 đến 14 tháng 9) kéo dài ba tuần với 25 thành viên.

Họ đã áp dụng các phương pháp lấy mẫu và ứng dụng ở nhiều môi trường sống khác nhau, bao gồm lấy mẫu tính đa dạng ở phần san hô đã chết – chính là bộ xương trống rỗng của san hô đã từng có các sinh vật bằng da bằng thịt sống trong đó. Bộ xương san hô được bao bọc trong túi và được cẩn thận đục phần đế để có thể quan sát tất cả động vật sống trong đó. Một bộ xương san hô đã chết có thể chứa đựng trên 150 cá thể giáp xác, động vật thân mềm và động vật da gai khác nhau. Trên toàn thế giới xương san hô là nơi cư trú cho hàng ngàn loài sinh vật, chúng chính là công cụ quan trọng để đánh giá tính đa dạng sinh học của rặng san hô.

Với các thiết bị của ARMS, việc thu thập và phân tính tính đa dạng trong các bộ xương san hô đã được chuẩn hóa nhằm phục vụ cho quá trình so sánh nghiên cứu trên toàn thế giới.

Các nguồn tài trợ cho nghiên cứu bao gồm: BHP Billiton (tập đoàn tài nguyên đa quốc gia), Quỹ san hô Great Barrier, Khảo sát sinh vật biển, AIMS chỉ đạo dự án rặng san hô quốc tế tại Australia. Cơ quan Nghiên cứu tài nguyên sinh học Australia cũng tài trợ cho công việc phân loại sau thám hiểm, trong đó có kỹ thuật mã vạch ADN với sự hỗ trợ của Barcode of Life.

Nghiên cứu cũng đồng thời nhận được sự trợ giúp nồng nhiệt của nhiều đối tác. Dẫn đầu là AIMS – nhóm viện nghiên cứu bao gồm Bảo tàng Australia, Bảo tàng và Triển lãm nghệ thuật Lãnh thổ phía bắc, Bảo tàng Victoria, Bảo tàng Queesland, Bảo tàng Nam Australia, Bảo tàng tây Australia, Đại học Adelaide, Đại học Murdoch, Phòng mẫu cây Nam Australia, và Viện Smithsonian. 

Khảo sát hệ sinh thái rặng san hô

Chuyến thám hiểm tại Australia nằm trong khảo sát rặng san hô toàn cầu (Creefs) đồng thời là một trong số 17 dự án khảo sát sinh vật biển. 

Rặng san hô là nơi cư ngụ của tính đa dạng sinh học vô cùng lớn đang bị đe dọa nghiêm trọng, do đó nó được coi là “rừng mưa của biển cả”. Nhưng chúng ta mới chỉ biết rất ít về tính đa dạng của đại dương so với môi trường sống trên cạn.

Các tiêu điểm chính của khảo sát rặng san hô ở Australia bao gồm:

Có bao nhiều loài sống ở rặng san hô?

Có bao nhiều loài đặc hữu của rặng san hô?

Tính đa dạng phản ứng thế nào trước sự xáo trộn của con người?

Khảo sát rặng san hô được các nhà khoa học thuộc AIMS, Viện Smithsonian, và Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) chỉ đạo tiến hành. Khảo sát hướng đến điều tra sự sống trong hệ sinh thái rặng san hô nhằm củng cố và cải tiến các thông tin về rặng san hồ rải rác trên toàn thế giới, từ đó tăng cường kiến thức phân loại chuyên môn vùng nhiệt đới.

Hàng trăm loài vật mới đã làm ngạc nhiên các nhà nghiên cứu quốc tế đang thám hiểm vùng biển ở hai hòn đảo thuộc rặng san hô Great Barrier và rặng san hô ở tây bắc Australia trong khi hai vùng biển này từ lâu đã trở nên quen thuộc với các thợ lặn.

Hàng trăm loài mới phát hiện tại rặng san hô ở Australia (Phần I)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News