Hàng trăm nghìn học sinh nghỉ học vì bão

Hôm nay, hàng trăm nghìn học sinh các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đã phải nghỉ học tránh bão. Tại Hà Nội, nhiều gia đình cũng có kế hoạch đón con về sớm.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng Đỗ Thế Hùng cho biết, từ chiều qua, Sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục cho toàn bộ học sinh nghỉ học ngày 30/9. Ngày mai, tùy tình hình mưa bão, Sở sẽ quyết định có tiếp tục cho học sinh nghỉ học hay không.

Cũng là tỉnh được dự báo chịu ảnh hưởng của bão Nesat, ông Trần Quang Ánh, Phó giám đốc thường trực Sở Giáo dục tỉnh Ninh Bình cho biết, đã giao quyền tự quyết cho các trường, tùy tình hình cụ thể mà cho học sinh nghỉ học.

"Chúng tôi không cho các em nghỉ đồng loạt. Những nơi nào thấy cần thiết phải nghỉ để đảm bảo an toàn cho học sinh, hoặc để các em hỗ trợ gia đình thu hoạch lúa thì báo cáo", ông Ánh nói.


Người dân sơ tán ra khỏi điểm sạt lở tại phường Cao Xanh
(TP Hạ Long, Quảng Ninh). (Ảnh: Báo Quảng Ninh.)

Sở GD&ĐT Ninh Bình cũng có công điện khẩn gửi các trường nhắc nhở trước khi mưa bão, giáo viên cần neo buộc nhà cửa, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan, nhà trường. Mỗi đơn vị tổ chức đội xung kích 15-20 người (là cán bộ, giáo viên đối với trường tiểu học, THCS; có thể cả học sinh lớn đối với trường THPT) ứng cứu kịp thời khi cần thiết.

Sở cũng nhấn mạnh, từng cơ sở giáo dục chủ động chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phòng chống lụt bão như: thuyền, xẻng, cuốc, cây bắc sàn, cây chống, dự trữ nước ăn, lương thực, củi cho những người trực trong những ngày lũ lụt. Trường có nhà cao tầng thì chuyển đồ lên tầng trên, với trường cấp 4 phải bố trí làm sàn chống ngập.

Ông Ánh cho hay, đối với các trường ở vùng xả tràn như Nho Quan, vùng hay ngập lụt như Gia Viễn, Yên Mô, Kim Sơn, Sở đã yêu cầu Phòng Giáo dục có kế hoạch cụ thể về học bù chương trình khi học sinh phải nghỉ học do lũ lụt.

Tại Thanh Hóa, học sinh THPT (trừ TP Thanh Hóa) được nghỉ học 2 ngày (29-30/9) để giúp gia đình thu hoạch lúa mùa.

Hà Nội chưa có chủ trương cho học sinh nghỉ vì chưa chịu ảnh hưởng nhiều từ bão. Chánh văn phòng Nguyễn Hiệp Thống cho biết sẽ có chỉ đạo khi bão vào gây mưa to, gió lớn. Tuy nhiên, trước tình hình mưa, gió mạnh sáng nay, nhiều phụ huynh đã lên kế hoạch đón con về sớm.

Có con đang học trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), sáng nay chị Hoa liên tiếp nhận được các cuộc gọi của ông bà thục giục đón cháu về sớm để tránh bão. "Nếu trưa nay, Hà Nội tiếp tục gió lớn, mưa, tôi sẽ đến trường xin phép cô cho con nghỉ học vì nhà khá xa", chị Hoa nói.

Hôm qua, Bộ GD&ĐT đã có công điện gửi các Sở, trường đại học, cao đẳng thuộc các tỉnh Bắc Bộ và từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh chỉ đạo chuẩn bị đối phó với bão Nesat. Ngoài những công việc cần làm để bảo vệ cơ sở vật chất, Bộ cũng nhấn mạnh cần đảm bảo an toàn cho học sinh. Vùng có nhiều sông suối, địa bàn phức tạp có nguy cơ lũ và sạt lở đất cao cần cho học sinh nghỉ học. Tất cả hoạt động ngoại khóa trong thời gian này phải dừng lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News