Hàng trăm người chết và mất tích vì bão tại Philippines

Cơn bão khủng khiếp nhất trong bốn thập kỷ khiến ít nhất 86 người chết và 23 người mất tích tại Philippines. Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm các thi thể và giải cứu những người mắc kẹt.

Theo AP, cơn bão nhiệt đới Ketsana gây nên trận lụt tồi tệ nhất trong 42 năm tại thủ đô Manila và 25 tỉnh khác từ thứ bảy. Chỉ trong 12 giờ cơn bão trút xuống Philippines lượng nước tương đương với những cơn mưa trong vòng một tháng. 

Dân thành phố Marikina, Philippines, đứng giữa dòng nước lũ. Cơn bão đã khiến tới 86 người ở Philippines thiệt mạng.

Ông Gilbert Teodoro, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, thông báo rằng lũ lụt và lở đất khiến ít nhất 86 người chết và 23 người mất tích. Binh lính, cảnh sát và người tình nguyện đã cứu được hơn 5.100 người, trong đó nhiều người bám vào nhau trên các nóc nhà.

Theo thông báo của giới chức thì hơn 435.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Đài truyền hình phát hình ảnh một số người bám vào đường dây điện cao thế để tránh lũ. Nhiều người khác đứng trên nóc xe buýt và ô tô. 

Xe hơi nằm trên đường ngập nước ở Cainta Rizal, đông Manila, thủ đô Philippines. Bão lụt khiến Manila chìm trong tối tăm do mất điện. Các chuyện bay đi và tới đây cũng bị hủy.

Nỗ lực cứu hộ được tăng cường vào hôm 27/9 do trời ngừng mưa. Các nhân viên cứu hộ tìm kiếm các thi thể dưới bùn và cứu những người còn mắc kẹt trên các nóc nhà. Tại thành phố Marikina gần thủ đô Manila, bùn bao phủ xe hơi, đường phố và nhiều thứ khác. Nhiều khu vực của Manila vẫn chìm trong nước hôm qua dù lũ rút rất nhanh.

Số người chết và mất tích vì bão có thể cao hơn nhiều so với thống kê của giới chức. Người đứng đầu một làng ở thành phố Quezon cho biết, chỉ riêng làng ông đã có 29 người chết và 108 người mất tích. Ông không thông báo số người chết và mất tích với chính phủ vì họ chưa liên hệ với ông. 

Một người đàn ông ở Cainta Rizal dùng những chiếc bình nhựa giúp anh không bị chìm trong nước lũ.

Thống đốc Joselito Mendoza của tỉnh Bulacan thừa nhận nhiều người dân trong tỉnh chết đuối trong chính ngôi nhà của họ.

Thị trưởng Mon Ilagan của thành phố Cainta, tỉnh Rizal, nói rằng toàn bộ thành phố chìm trong nước trong ngày 26/9. Ông Casimiro Ynares, thống đốc tỉnh Rizal, thông báo nhiều thành phố khác trong tỉnh cũng bị ngập hoàn toàn. 

Cảnh sát kéo một phụ nữ lên chiếc xuồng cao su ở Cainta Rizal.

Những người may mắn sống sót vẫn chưa hết bàng hoàng về tốc độ của lũ quét. George Andrada, một tài xế xe buýt ở Manila, kể: “Chỉ trong tích tắc nước nhấn chìm mọi thứ. Tôi chẳng kịp đem theo bất cứ thứ gì, trừ chiếc áo sơ mi mà tôi đang mặc”.

Lovely Lansang, một người dân ở thành phố Marikina, kể với phóng viên BBC: “Tôi đang lánh nạn ở một trung tâm mua sắm. Nhiều người trong thành phố mắc kẹt trên nóc hoặc tầng thượng của ngôi nhà. Tôi không thể đi bất cứ đâu vì bùn bao phủ đường phố và xe cộ nằm vương vãi khắp nơi”. 

Đoàn người bơi về khu đất cao ở Cainta Rizal.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News