Hàng triệu năm nữa, người đời sau sẽ hiểu rằng Trái đất đang bị thống trị bởi... loài gà

Tại sao lại vậy? Đơn giản là vì con người đang tiêu thụ một số lượng gà nhiều đến mức hóa thạch của chúng sẽ nhiều hơn mọi dấu hiệu khác của nền văn minh nhân loại.

Các bằng chứng hóa thạch là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để chúng ta hiểu được những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhờ hóa thạch, chúng ta biết rằng hàng triệu năm trước Trái đất bị thống trị bởi khủng long. Cũng nhờ hóa thạch, chúng ta biết có những sự kiện địa chất khiến khủng long phải tuyệt chủng.

Hàng triệu năm nữa, người đời sau sẽ hiểu rằng Trái đất đang bị thống trị bởi... loài gà
Nếu chỉ dựa vào hóa thạch, người đời sau sẽ thấy được một sự thật phũ phàng: Trái đất được thống trị bởi... loài gà.

Vậy cũng có thể hiểu rằng trong hàng triệu năm kế tiếp, các thế hệ tiếp theo cũng có thể dựa vào hóa thạch để biết về nền văn minh mà con người đã từng có. Nhưng không nhé! Theo một nghiên cứu mới đây thì nếu chỉ dựa vào hóa thạch, người đời sau sẽ thấy được một sự thật phũ phàng: Trái đất được thống trị bởi... loài gà.

Tại sao? Bởi lẽ nghiên cứu từ ĐH Leicester (Anh Quốc) đã chỉ ra rằng chúng ta đang tiêu thụ một lượng gà nhiều khủng khiếp.

Cụ thể thì trên thế giới mỗi năm có khoảng 60 tỉ con gà bị lên đĩa. Con số này lớn gấp 3 lần so với tổng số lượng các loài chim trên Trái đất. Nhưng điều quan trọng hơn là xương gà sẽ được chôn tại các bãi rác trong điều kiện yếm khí, và vì thế trở nên cực kỳ thuận lợi để hóa thạch.

Và với 22 tỉ con gà đang hiện vẫn đang sống, lượng hóa thạch từ xương gà sau này sẽ nhiều vượt trội so với con người.

Hàng triệu năm nữa, người đời sau sẽ hiểu rằng Trái đất đang bị thống trị bởi... loài gà
Xương đùi của gà thịt (trái) và gà rừng thời xưa (phải).

Theo Carys Bennett, tác giả của nghiên cứu, thì từ giữa thế kỷ 20 đến nay số lượng gà nuôi tính theo cân nặng đã tăng gấp 5 lần. Tại châu Âu, số gà được nuôi vào năm 2009 lớn hơn tổng số lượng của 144 loài chim đông nhất thế giới. Và dù các dấu hiệu văn minh của loài người như dầu mỏ hay rác nhựa vẫn còn đó, thì xương gà vẫn sẽ nổi trội hơn.

Bennett và các cộng sự đã thử nghiên cứu về hình thái, cấu trúc xương, và di truyền của loài gà hiện nay so với tổ tiên của chúng. Họ nhận ra rằng trong thế Anthropocene - thế địa chất loài người đang tồn tại - có sự thay đổi đặc biệt lớn về số lượng của gà. Gene của gà cũng đã đột biến, với tần suất gấp 2 lần chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây.

"Gà công nghiệp hiện nay sẽ không thể tồn tại nếu thiếu sự can thiệp của con người. Nhưng tổng số lượng của chúng thì lớn hơn nhiều lần các loài chim khác trên thế giới" - Bennett chia sẻ.

"Dựa trên sự phân bổ của gà ở phạm vi toàn cầu, thì gà sẽ trở thành dấu hiệu rõ ràng nhất để mô tả về thế Anthropocene trong tương lai".

Được biết, con người đã thuần hóa và nuôi dưỡng gà vào giai đoạn 8000 năm về trước, từ những con gà rừng ở châu Á. Loài vật này từng có độ phủ trên toàn châu lục, nhưng sau đó được lai tạo với một số giống khác để tạo ra loài gà chúng ta vẫn mua trong siêu thị ngày nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao tắc kè chạy được trên nước?

Vì sao tắc kè chạy được trên nước?

Một số loài động vật trở thành "ngôi sao" trong thế giới của chúng nhờ khả năng đi được cả trên đất liền và trên mặt nước, ví dụ như nhện, gọng vó, tắc kè hoặc loài thằn lằn nói chung.

Đăng ngày: 14/12/2018
Ếch đực sống ở thành phố

Ếch đực sống ở thành phố "tán gái" giỏi hơn ếch vùng quê

Bạn thường bị người khác "hớp hồn" bởi những yếu tố gì? Tính cách, xài điện thoại đắt tiền, vẻ đẹp bên ngoài hay nơi mà người ấy sống?

Đăng ngày: 14/12/2018
Cả gan trêu đùa hổ dữ, chó Dogo nhận kết cục bi thảm

Cả gan trêu đùa hổ dữ, chó Dogo nhận kết cục bi thảm

Con chó Dogo Argentino không biết lượng sức đã tấn công cả một con hổ dữ. Khi bị dồn tới đường cùng, bản năng của một chúa tể sơn lâm trỗi dậy và con hổ đã hạ gục đối thủ trong một nốt nhạc.

Đăng ngày: 14/12/2018
“Tổ bí ẩn” của 1,5 triệu con chim cánh cụt con người chưa từng biết đến

“Tổ bí ẩn” của 1,5 triệu con chim cánh cụt con người chưa từng biết đến

Trong suốt 3.000 năm qua, một khu vực ở Nam Cực là nơi trú ngụ của 1,5 triệu con chim cánh cụt Adélie mà con người không hề biết.

Đăng ngày: 13/12/2018
Rắn vào đồn cảnh sát tìm người cắn và diễn biến ngộp thở

Rắn vào đồn cảnh sát tìm người cắn và diễn biến ngộp thở

Con rắn bỗng dưng mò vào đồn cảnh sát, tiến thẳng đến vị trí một người đàn ông đang ngồi ở phòng chờ.

Đăng ngày: 13/12/2018
Phát hiện loài

Phát hiện loài "cóc núi tiểu yêu tinh" tại Việt Nam

Loài cóc nhỏ với hai cặp sừng nhọn được phát hiện tại các khu rừng trên núi cao mù sương và đầy rêu của Lâm Đồng, Việt Nam.

Đăng ngày: 13/12/2018
Vén màn bí ẩn về loài cá lạ: Hễ cứ ăn vào là say như uống rượu

Vén màn bí ẩn về loài cá lạ: Hễ cứ ăn vào là say như uống rượu

Nhiều người dân tại Cát Tiên (Lâm Đồng) cho rằng cá chày tại sông Đồng Nai ăn có thể gây say, buồn nôn và tiêu chảy tới hai ba ngày.

Đăng ngày: 12/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News