Hàng triệu tôm hùm nhuộm đỏ bãi biển

Tôm hùm đồng loạt bám vào bãi cát để đẻ trứng rồi bỏ mạng khi thủy triều rút, tạo nên khung cảnh ấn tượng. 

Người dân địa phương phát hiện bãi biển ở Otago chuyển màu đỏ rực và thông báo với hãng tin quốc gia RNZ, Guardian hôm 29/5 đưa tin. Xác tôm hùm munida gregaria chính là nguyên nhân, theo tiến sĩ John Zeldis, nhà sinh thái biển tại Trung tâm Khoa học Khí quyển và Nước Quốc gia New Zealand. Loài giáp xác này bám vào bãi cát khi thủy triều dâng theo bản năng để sinh sản, sau đó chết khi thủy triều rút.

Hàng triệu tôm hùm nhuộm đỏ bãi biển
Một đoạn bãi biển Otago chuyển đỏ. (Ảnh: NIWA).

Trong vài chục năm qua, Zeldis đã thấy những đoạn bờ biển phủ xác tôm hùm dày 20 - 30 cm tại Otago từ tháng 12 đến tháng 6. Hiện tượng này trải dài từ Catlins ở phía nam đến bán đảo Banks ở phía bắc.

Năm nay, người dân địa phương đã báo cáo rất nhiều bãi biển chuyển màu. Điều này cho thấy tôm munida gregaria trưởng thành không chịu từ bỏ địa điểm đẻ trứng lý tưởng dưới đáy biển và khiến hàng triệu con tôm trẻ hơn không có nơi sinh sản. Chúng phải tìm kiếm cơ hội trên các bãi cát.

Hàng triệu tôm hùm nhuộm đỏ bãi biển
Hàng loạt tôm hùm phơi xác trên bãi biển. (Ảnh: NIWA).

"Hành vi "định cư" trên cát rất trọng yếu với vòng đời của tôm munida gregaria. Chúng đậu dưới đáy biển sâu 30-40 m rồi sống tại đó trong vài năm tiếp theo. Đây là nơi chúng đẻ trứng và tạo ra thế hệ mới. Vì thế, xu hướng "định cư" là bẩm sinh", Zeldis giải thích.

Dù đôi khi những bãi biển đỏ rực khiến người dân sửng sốt, số tôm chết chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lượng cá thể, Zeldis cho biết. Loài vật này vẫn phát triển tốt bất chấp môi trường biển liên tục biến đổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn hiện tượng “lốc xoáy dưới nước” ngoài khơi bờ biển Úc

Bí ẩn hiện tượng “lốc xoáy dưới nước” ngoài khơi bờ biển Úc

Các nhà thám hiểm từ Viện Hải dương học Schmidt khi thực hiện một cuộc thám hiểm từ xa gần rạn san hô Moore ngoài khơi bờ biển Úc, họ đã bắt gặp một hiện tượng bất thường đó là “lốc xoáy dưới nước”.

Đăng ngày: 30/05/2020
Lần đầu tiên ghi hình bạch tuộc ở độ sâu 7.000m

Lần đầu tiên ghi hình bạch tuộc ở độ sâu 7.000m

Các nhà khoa học chụp ảnh bạch tuộc Dumbo bơi độ sâu lớn nhất từng ghi nhận dưới Ấn Độ Dương, vượt kỷ lục cũ gần 2.000 m.

Đăng ngày: 29/05/2020
Vì sao một số rạn san hô đổi nhiều màu khi bị “căng thẳng”?

Vì sao một số rạn san hô đổi nhiều màu khi bị “căng thẳng”?

Thay vì bị tẩy trắng, một số san hô lại có xu hướng đổi nhiều màu khi biến động nhiệt độ đại dương. Đây là một bí ẩn mới đây các nhà khoa học cho rằng đã tìm ra nguyên do.

Đăng ngày: 28/05/2020
Loại sâu xuất hiện ở biển Vũng Tàu nguy hiểm thế nào?

Loại sâu xuất hiện ở biển Vũng Tàu nguy hiểm thế nào?

Loài giun lửa thuộc nhóm sinh vật nguy hiểm, có lớp lông tơ canxi chứa độc tố, gây kích ứng, tổn thương da, chúng ăn các loài ốc, ngao.

Đăng ngày: 26/05/2020
Loài tôm hùm tạo tiếng động vang xa tới tận 3km

Loài tôm hùm tạo tiếng động vang xa tới tận 3km

Tôm hùm gai châu Âu, một trong những loại hải sản đắt giá nhất thế giới, tạo ra tiếng động lớn nhằm giao tiếp với nhau hoặc xua đuổi động vật săn mồi.

Đăng ngày: 22/05/2020
“Ma cà rồng biển” hút khô máu con mồi

“Ma cà rồng biển” hút khô máu con mồi

Một ngư dân đã không tin nổi vào mắt mình khi phát hiện thấy quái vật hồ là một sinh vật hút máu hiếm hoi.

Đăng ngày: 18/05/2020
Đôla cát là gì? Bạn sẽ trở nên giàu có nếu sở hữu nhiều đôla cát?

Đôla cát là gì? Bạn sẽ trở nên giàu có nếu sở hữu nhiều đôla cát?

Thoạt nghe tên giống như loại phương thức mua bán từ xa xưa nhưng thực tế đó là tên gọi của một loài sinh vật biển với nhiều sự thật thú vị.

Đăng ngày: 16/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News