Hạnh phúc vỡ òa với cặp đôi chim cánh cụt đồng tính lần đầu được làm cha mẹ

Ảnh cho thấy cặp chim cánh cụt đồng tính quấn quýt bên nhau, hạnh phúc ấp đứa con bé bỏng trong lòng.

Ấp nở thành công

Hạnh phúc làm cha mẹ có lẽ là một trong những niềm hạnh phúc thiêng liêng nhất. Không chỉ với loài người, điều này còn đúng với nhiều loài động vật.

Mới đây, một cặp chim cánh cụt đồng tính đã tỏ ra hạnh phúc thấy rõ sau khi lần đầu tiên trong đời được làm cha mẹ.

Sống tại thủy cung Oceanografic ở Valencia, Tây Ban Nha, hai con chim cánh cụt cái được đặt tên Electra và Viola đã cùng nhau ấp thành công một quả trứng của cặp đôi khác.

Hạnh phúc vỡ òa với cặp đôi chim cánh cụt đồng tính lần đầu được làm cha mẹ
Cặp chim cánh cụt đồng tính quấn quýt bên nhau, ấp đứa con bé bỏng trong lòng. (Ảnh: Oceanografic Aquarium).

"Electra và Viola là giống cái, có thể ấp và nuôi trứng của cặp chim khác, chuyện này lần đầu xảy ra tại Oceanografic", thủy cung Oceanografic cho biết trong một bài đăng trên blog. Bài viết gọi cặp chim cánh cụt này là "cặp đôi phi thường".

Video và ảnh do thủy cung đăng tải cho thấy vẻ hạnh phúc thấy rõ của cặp chim "mới lên chức". Chúng quấn quýt bên nhau, ấp đứa con bé bỏng trong lòng.

Video: Cặp đôi chim cánh cụt đồng giới Electra và Viola lần đầu nhận con nuôi.

Trong mùa sinh sản này, con của Electra và Viola là một trong ba con non mới nở của đàn 25 chim cánh cụt Gentoo tại Oceanografic.

Hai cặp đôi chim còn lại cũng có con trong mùa này là hai cặp dị tính Navi và Aquela, Bolo và Melibea.

Hạnh phúc vỡ òa với cặp đôi chim cánh cụt đồng tính lần đầu được làm cha mẹ
Con của Electra và Viola. (Ảnh: Oceanografic Aquarium).

Bản năng làm cha mẹ

Riêng với Electra và Viola, mặc dù không thể có con với nhau, chúng rõ ràng có dấu hiệu muốn ấp trứng, nhân viên thủy cung cho biết. Cặp đôi chim có các hành vi điển hình của chim cánh cụt trước khi sinh sản, chẳng hạn như xây tổ.

Thấy vậy, nhân viên thủy cung đã đặt một quả trứng của cặp chim khác vào tổ của Electra và Viola. Sau đó, chúng ấp trứng thành công như các cặp đôi dị tính bình thường khác.

Thủy cung cho biết quá trình sinh sản của chim cánh cụt thường bắt đầu bằng việc xây tổ bằng những viên sỏi tròn. Sỏi là một thứ rất quý giá đối với loài vật này và thậm chí có thể là một phần của hành vi tán tỉnh thường bắt đầu bởi con đực.

Trong quá trình tán tỉnh, con đực tìm viên sỏi mịn nhất để tặng con cái như một món quà.

Nếu con cái thích món quà, nó sẽ đặt viên đá vào ổ và cả hai tiếp tục xây tổ bằng đá để chuẩn bị ấp trứng. Hai con chim sau đó luân phiên nhau giữ ấm cho trứng trong quá trình ấp.

Hạnh phúc vỡ òa với cặp đôi chim cánh cụt đồng tính lần đầu được làm cha mẹ
Electra và Viola có các hành vi điển hình của chim cánh cụt trước khi sinh sản, chẳng hạn như xây tổ. (Ảnh: Oceanografic Aquarium).

Trứng nở sau 38 ngày và chim con thường trở nên độc lập sau 75 ngày chăm sóc với trọng lượng 6-7 kg.

Chim cánh cụt hoàng đế và chim cánh cụt vua là hai trường hợp ngoại lệ. Chúng không xây tổ bằng đá, chúng đẻ một quả trứng duy nhất, đặt nó lên chân và giữ ấm bằng lông.

Electra và Viola không phải là cặp đôi chim cánh cụt đồng giới đầu tiên nhận nuôi con. Tình yêu đồng giới khá phổ biến ở chim cánh cụt.

Tại Vườn thú Berlin năm ngoái, cặp đôi chim cánh cụt đồng tính nam Skipper và Ping đã nhận nuôi một quả trứng bị mẹ bỏ rơi. Cả hai con chim đực trước đó đều thể hiện bản năng nuôi dưỡng khi cố gắng ấp đá, thậm chí cả cá.

Tình yêu đồng giới khá phổ biến trong hơn 450 loài động vật trong tự nhiên. Nhưng Electra và Viola là cặp đồng giới đầu tiên ở thủy cung Oceanografic.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thịt từ loại lợn có lông xù như lông cừu đắt hàng như tôm tươi nhờ hương vị cực đậm đà và mềm mịn

Thịt từ loại lợn có lông xù như lông cừu đắt hàng như tôm tươi nhờ hương vị cực đậm đà và mềm mịn

Lợn lông xù có hương vị thơm ngon đặc biệt, giàu chất béo, luôn được thực khách và giới ẩm thực đánh giá cao.

Đăng ngày: 29/08/2020
Nauy sơn đen cánh quạt tuabin điện gió vì chim đua nhau cắm đầu vào tự tử

Nauy sơn đen cánh quạt tuabin điện gió vì chim đua nhau cắm đầu vào tự tử

Đó là giải pháp được đưa ra và đã thực sự phát huy hiệu quả sau quá trình nghiên cứu kéo dài suốt 9 năm trời tại một trang trại điện gió ở Smola, Nauy.

Đăng ngày: 28/08/2020
Phát hiện bất ngờ: Hai cá thể rùa Hoàn Kiếm cùng nổi lên ở hồ Đồng Mô

Phát hiện bất ngờ: Hai cá thể rùa Hoàn Kiếm cùng nổi lên ở hồ Đồng Mô

Sau nhiều năm kiên trì theo dõi, nhóm bảo tồn của Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) đã chụp được bức hình có hai cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô.

Đăng ngày: 27/08/2020
Những “quái vật” đáng sợ nhất rừng Amazon

Những “quái vật” đáng sợ nhất rừng Amazon

Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới và là nơi trú ngụ của hơn 16.000 loài động vật lớn nhỏ, trong đó có những loài không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.

Đăng ngày: 27/08/2020
Cú mèo đối đầu rắn dữ, bị mổ vào mặt rồi bị đối thủ quấn chặt bất động: Kết cục ra sao?

Cú mèo đối đầu rắn dữ, bị mổ vào mặt rồi bị đối thủ quấn chặt bất động: Kết cục ra sao?

Con rắn đã tỏ ra vô cùng hung hăng khi đối đấu cú mèo, nó chủ động trong cuộc chiến và giành được lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 26/08/2020
Giải mã bí mật về hổ Tasmania đã tuyệt chủng

Giải mã bí mật về hổ Tasmania đã tuyệt chủng

Trong trí tưởng tượng của nhiều người, hổ Tasmania được mô tả giống như một con quái vật đáng sợ từng rình rập ở vùng hoang dã Tasmania.

Đăng ngày: 26/08/2020
Giải mã 'viên ngọc' trên đầu hổ mang được cho là có công năng chữa trị thần kỳ

Giải mã 'viên ngọc' trên đầu hổ mang được cho là có công năng chữa trị thần kỳ

Rắn độc là nỗi sợ nguyên thủy của con người, do đó việc chữa trị những vết cắn của rắn cũng có không ít những phương thuốc dân gian được lan truyền.

Đăng ngày: 25/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News